Personalization – Cá nhân hóa có lẽ là một cụm từ khá quen thuộc, nhưng để ứng dụng được cụm từ này trong các chiến dịch Marketing không phải là điều dễ dàng. Điều tiên quyết, các Marketers cần phải hiểu đúng về khái niệm này trước khi “bay” cao hơn trong các chiến dịch của doanh nghiệp.

Personalization Cá nhân hóa

  1. Thế nào là Personalization – Cá nhân hóa?

Personalization Cá nhân hóa

Hiểu một cách đơn giản nhất thì Cá nhân hóa chính là một quá trình tạo nên một điều gì đó phù hợp với nhu cầu của một  khách hàng cụ thể, giống như chiến lược marketing 1-1 (1 doanh nghiệp đến một khách hàng). Hoặc theo trang emarsys.com định nghĩa rằng Marketing Cá nhân hóa là việc doanh nghiệp sử dụng phương thức truyền tải nội dung, thông điệp được cụ thể hóa đến khách hàng tiềm năng dựa trên các phân tích về nhân khẩu học, hành vi, sở thích,… của khách hàng.

Nhưng để tìm ra được thông điệp cũng như quy trình vận hành chiến lược trong bối cảnh Cá nhân hóa sẽ tốn khá nhiều thời gian, chi phí, nguồn nhân lực doanh nghiệp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấu như các website bán lẻ sử dụng phương thức cá nhân hóa đều đạt được mức doanh số trung bình cao hơn 19% so với những website mang chiến lược chung chung. Cũng trong nghiên cứu này, hơn 64% khách hàng mong muốn nhận được những sản phẩm gợi ý phù hợp với sở thích của họ và hơn 69% khách hàng sẵn lòng cung cấp các thông tin sở thích để không phải thấy những quảng cáo không liên quan.

Một “lão làng” trong các chiến dịch Cá nhân hóa phải nhắc đến là Coca-Cola. Chiến dịch “Share a Coke” của hãng này đã tạo được một tiếng vang trên toàn thế giới khi ứng dụng chiến lược Personalization. Với mục đích tiếp cận giới trẻ, Coca-Cola đã in những cái tên phổ biến lên vỏ lon, vỏ chai của hãng cùng những cảm xúc dễ thương khiến mọi người tự động bước vào hành trình “Tìm kiếm chính họ”. Cơn sốt này không chỉ ảnh hưởng mạnh đến nhóm khách hàng mục tiêu và còn lan truyền đến bố mẹ, ông bà của họ. Kèm với đó là các cuộc thi như “Tự sướng với vỏ chai có tên mình”. Tất cả những hoạt động ấy đã khiến doanh số của hãng tăng mạnh trong nhiều năm liền sau đó.

  1. Mô hình 4P đã lỗi thời

Nếu như trước thời đại 4.0, mô hình 4P chính là nền tảng của tất cả mọi chiến lược Marketing. Thì nay, thời đại công nghệ số lên ngôi, mô hình 4P liệu có còn hiệu quả? Xu hướng con người đang trở nên hướng đến việc “Khẳng định cái tôi” nhiều hơn. Đôi khi giá và chất lượng sản phẩm đã không còn quan trọng với họ. Bên cạnh đó, địa điểm bán hàng cũng như các chương trình khuyến mãi cũng không còn là lý do giữ chân người tiêu dùng. Thay vào đó, trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng của họ.

Personalization Cá nhân hóa

Trong bối cảnh người tiêu dùng đang ngày càng trở nên thông minh hơn, các chuyên gia marketing khẳng định chiến lược 5P trong thời đại này sẽ trở thành chìa khóa đi vào trái tim khách hàng. 5P chính là: Purpose (Mục đích) – Pride (Niềm tự hào) – Partnership (Đối tác) – Protection (Bảo vệ) và Personalization (Cá nhân hóa) và được xây dựng trên tháp nhu cầu của Maslow.

  1. Vì sao hoạt động Cá nhân hóa lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Personalization Cá nhân hóa

Xu hướng One-size-fits-all đã không còn phát huy được tác dụng của nó trong bối cảnh 4.0. Thay vào đó, việc đưa ra các thông điệp mang tính cá nhân sẽ khiến khách hàng cảm thấy ấn tượng giữa muôn vàn những thông điệp chung chung. Nhu cầu khách hàng đa dạng, người giữ chân được họ là người phải hiểu được họ là ai và họ đang nghĩ gì.

Các chiến lược Cá nhân hóa cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực cũng như ngân sách trong quá trình nhắm đến khách hàng mục tiêu. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể trả lời được câu hỏi “Tại sao khách hàng phải tiếp tục sử dụng sản phẩm đó?”

Hơn thế nữa, khách hàng cũng sẽ nhận được câu trả lời từ câu hỏi “Tại sao tôi phải tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp này?”. Đơn giản là bởi vì bạn quá hiểu họ, hiểu họ đến mức không cần họ nói với bạn nhưng bạn vẫn đưa ra những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ nhất.

Có thể bạn quan tâm:

11 xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam 2019

Hot trend Marketing 2019

Xay dựng chiến lược Marketing 2019 với 3 cách đơn giản