Advocacy Marketing (Tiếp thị vận động) là quá trình tác động và cung cấp thông tin cho cho khách hàng để tạo tiếng vang xung quanh thương hiệu thông qua các đề cập, đánh giá và tiếp thị truyền miệng trên mạng xã hội. Nói cách khác, đó là hình thức cung cấp sản phẩm, trải nghiệm và dịch vụ khách hàng tốt đến mức khách hàng không thể không chia sẻ.
1. Hiệu Ứng Truyền Miệng: Phải Chăng Là “Marketing Thời Kỳ Cổ Đại?”
WOM (word of mouth) – hiệu ứng truyền miệng là một phương thức marketing truyền thống đã mang lại những thành công nhất định cho nhiều chiến dịch marketing. Dưới sự phát triển của công nghệ, của mạng xã hội, WOM đã dần chuyển dịch “địa bàn” lên các nền tảng số thay vì chỉ xuất hiện trong các cuộc đàm thoại trực tiếp, hay thảo luận ngoài cuộc sống thực. Khi đó, Advocacy Marketing xuất hiện như một hình ảnh khác của WOM và đã được nhiều chuyên gia Marketing lựa chọn trong chiến dịch mà họ thực hiện.
Theo một định nghĩa khác đến từ Flowbox.com: Advocacy Marketing là một loại hình tiếp thị tập trung vào việc khiến khách hàng hiện tại của bạn nói về thương hiệu và sản phẩm của bạn thông qua các công cụ như lời review, đánh giá và đề cập trên mạng xã hội. Theo một thống kê của Hubspot năm 2020, nhiều nhãn hàng đã nhận lại được ROI tương đương 650% với mỗi dollar đầu tư cho Advocacy.
(Advocacy marketing là công cụ thúc đẩy mạnh mẽ độ nhận diện thương hiệu)
Advocacy Marketing làm cho thương hiệu được mạng xã hội “nói chuyện về nhiều”. Đặc biệt, trang Younet Am cũng chỉ ra rằng, các thảo luận đến từ Hội/Nhóm cộng đồng và thảo luận liên quan đến Influencer mang lại lượt traffic lớn. Hai kênh này mang lại lượng tương tác chiếm tỷ trọng lớn, duy trì tốt về lưu lượng cũng như có tốc độ tăng trưởng dương. Ngoài ra, một kênh khác có nhiều lượt thảo luận tăng vượt trội đó là e-Commerce (Thương mại điện tử).
2. Những lưu ý khi áp dụng Advocacy trong Marketing bất động sản:
Advocacy Marketing là cách thúc đẩy gia tăng nội dung UGC (User Generated Content) mang nội dung “lành mạnh” cho thương hiệu. Từ đó tăng độ thảo luận về thương hiệu và tạo ra chuyển đổi. Tuy vậy, khi mở rộng các Advocacy Marketing đến khách hàng, để tránh mang hiệu quả tiêu cực đến thương hiệu, marketer cần chú ý các điểm dưới đây:
• Không “Ép” người dùng “làm việc quá nhiều”:
Khách hàng đang giúp đỡ doanh nghiệp bằng cách trở thành những người ủng hộ, vì vậy cần tôn trọng thời gian của họ và trân trọng giá trị họ đã tạo ra. Nếu marketers yêu cầu họ tham gia vào các bài viết, tham gia hội thảo online (webinar), tham gia sản xuất video hoặc tương tác quá nhiều trên truyền thông, thì ở chiều ngược lại, câu hỏi là doanh nghiệp sẽ mang lại cho họ giá trị gì? Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các agency chuyên quản lý những chiến dịch như thế này để hỗ trợ. Hãy đảm bảo rằng việc tương tác với khách hàng là vừa đủ nhưng vẫn mang lại hiệu quả mong muốn.
• Nói quá nhiều về thương hiệu:
Advocacy Marketing là mối quan hệ hai chiều của thương hiệu và khách hàng. Khi khách hàng không cảm nhận những gì họ nhận được, hoặc cảm giác bị lợi dụng để quảng bá cho thương hiệu thì mối quan hệ với khách hàng sẽ “rạn vỡ”. Thương hiệu sẽ mất cả người ủng hộ và khách hàng tiềm năng.
• Quy trình quá phức tạp:
Những mini game, thử thách hay sự kiện thu hút người dùng mạng xã hội cần có quy trình rõ ràng. Bởi đó là cơ sở để quản lý chiến dịch và sau đó thương hiệu có thể thống kê tổng kết chiến dịch . Tuy nhiên, nhiều thương hiệu đã phạm sai lầm khi phức tạp hóa quá trình, biến những gì lẽ ra là một quá trình liền mạch và đơn giản thành một trải nghiệm khó khăn. Người dùng sẽ “nản” và giảm mức độ yêu mến thương hiệu. Và dĩ nhiên, tương tác với sản phẩm và thương hiệu sẽ giảm.
• Chiến dịch, thể lệ không rõ ràng:
Mọi nội dung, mọi khía cạnh trong chương trình của bạn cần phải được thể hiện bằng văn bản. Thể hiện trong các bài post chính thức, trong các chia sẻ thống nhất của các người đại diện như Influencer. Điều này đảm bảo khách hàng nhận thức đầy đủ trước những gì họ cần làm để tham gia.
• Để khách hàng là nhà phát ngôn chính thức của bạn:
Đừng bao giờ đưa ra các cuộc phỏng vấn khách hàng/influencer với giới truyền thông trừ khi khách hàng/influencer đó đã được chọn lựa và trong kế hoạch của chiến dịch. Bởi mỗi phát ngôn chính thức nào của khách hàng với vai trò là một đại diện đều sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu.
• Quá nhiều lần sửa đổi:
Bất kỳ chương trình nào cũng cần có thời gian thực hiện. Các chiến dịch tạo “thảo luận”, tạo “xu hướng” cần có thời gian đủ để khách hàng của bạn không gặp khó khăn khi tham gia. Nếu chủ đề hay thể lệ liên tục có vấn đề phải sửa đổi, người dùng mạng và khách hàng sẽ cảm thấy thời gian của họ không được tôn trọng. Điều này có thể khiến họ không muốn tham gia vào bất kỳ chiến dịch nào trong tương lai với bạn. Hoặc tệ hơn là tạo ra một chiến dịch “tẩy chay” không mong muốn tới nhãn hàng.
3. Advocacy Marketing Trong Bất Động Sản: Khi “Nhà Đất” Cần Được “Truyền Miệng”
Như đã trình bày, Advocacy Marketing là chiến lược marketing tập trung vào việc tận dụng sự ủng hộ và đề xuất của khách hàng hiện tại để thu hút khách hàng tiềm năng khác. Thường thì khách hàng được khuyến khích chia sẻ về kinh nghiệm của họ trong việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đánh giá và khuyến khích cho người tiêu dùng khác.
Trong ngành bất động sản, advocacy marketing thường được sử dụng để giới thiệu các dự án bất động sản mới hoặc thu hút khách hàng tiềm năng cho các dự án hiện tại. Đây cũng là cách mà nhiều Chủ đầu tư dùng để thử phản ứng của thị trường trước khi quyết định thời điểm ra dự án mới.
Những người đã mua hoặc đang sử dụng bất động sản của doanh nghiệp được khuyến khích để chia sẻ những trải nghiệm tích cực của họ với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, và từ đó tạo ra sự đánh giá tốt và khuyến khích khách hàng tiềm năng khác.
Trên đây là những đánh giá, chia sẻ của Munkas Agency về Advocacy Marketing – chiến lược tối ưu hiệu quả truyền miệng trong kỷ nguyên chuyển đổi. Hy vọng, đây sẽ là những nội dung hữu ích mà các marketer ứng dụng được trong công việc, đặc biệt là đối với ngành Bất động sản, ngành hàng giá trị cao và luôn tạo ra nhiều thảo luận trong cộng đồng
Đội ngũ Munkas tự hào có hơn 10 năm làm việc với các thương hiệu Bất Động Sản trong và ngoài nước. Kết nối ngay với đội ngũ tư vấn của chúng tôi để nhận được những tư vấn chuyên sâu về Marketing tổng thể cho dự án của doanh nghiệp.
Munkas Creative Agency