Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu (Brand Building) là một trong những hoạt động truyền thông đòi hỏi sự bền bỉ nhằm tạo nên nên giá trị nội tại của một sản phẩm/ dịch vụ. Đây đồng thời là một phương thức kinh doanh hiệu quả dựa trên lòng tin và sự yêu thích của khách hàng. Xây dựng thương hiệu phù hợp sẽ tạo dựng nên giá trị của doanh nghiệp một cách bền vững. Chiến lược Brand Building có thể được hình thành bởi nhiều phương pháp khác nhau.
Tuy nhiên, CPM & CPC được đánh giá là hai chỉ số quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số. Ngay sau đây, hãy cùng Munkas Creative Agency tìm hiểu kỹ hơn về hai chiến dịch này để xem nó có thực sự quan trọng đôi với doanh nghiệp hay không?
Brand Building: Chiến Lược Tăng Trưởng Thương Hiệu Trong Kỷ Nguyên Số
Chiến Lược Thương Hiệu
Xây dựng thương hiệu là một quá trình lựa chọn và kết hợp các chiến thuật truyền thông với mục đích tạo ra giá trị xung quanh thương hiệu. Để tăng trưởng thương hiệu trong kỷ nguyên số đòi hỏi phải có một tầm nhìn dài hạn để làm nên danh tiếng cho doanh nghiệp. Điều này sẽ được khơi dậy từ cảm xúc và niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm hoặc dịch vụ từ chính doanh nghiệp/ thương hiệu.
Cho nên, mục tiêu xây dựng thương hiệu không phụ thuộc vào việc kích hoạt hành động mua ngay. Thay vào đó, mục tiêu của cả quá trình xây dựng này phải làm cho hình ảnh thương hiệu in sâu và tiềm thức của khách hàng. Hình ảnh thương hiệu hoặc sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp xuất hiện thường xuyên và sâu sắc sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.
*Đọc Thêm: Truyền Thông Thương Hiệu Trong Bất Động Sản: Vai Trò Tối Cường Của Tính Độc Bản
Một Vài Yếu Tố Lưu Ý Trong Kỷ Nguyên Số
Trong thời đại kỷ nguyên số, có nhiều thước đo cho sự thành công của một thương hiệu. Tuy nhiên, một thương hiệu muốn xây dựng bền vững thì cần có những yếu tố bao gồm:
- Cơ sở vật chất đầy đủ, kiến trúc đẹp, độc đáo và nổi trội;
- Các Website quảng bá được vận hành tốt, tốc độ nhanh và tối ưu trải nghiệm trên đa nền tảng;
- Có chiến lược marketing bài bản từ việc vận hành quảng cáo đến chiến thuật truyền thông đa nhiệm;
- Thông tin sản phẩm/ thương hiệu mang tính đầy đủ, chính xác và cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng;
- Có chính sách đãi ngộ tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu dù trực tiếp hay gián tiếp đều cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp/ thương hiệu phải thực sự nghiêm túc để định hình và tạo ra chiến lược xây dựng và quảng bá cho thương hiệu của mình hiệu quả nhất.
Cost-Per-Miles: Ý Nghĩa Của Sự Hiện Diện Đối Với Người Dùng
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự hiện diện Cost-per-mMiles đối với người dùng, ngay sau đây hãy cùng Munkas Creative Agency tìm hiểu về khái niệm Cost-per-Miles như sau:
Cost-per-Miles (CPM) Là Gì?
Cost-per-Miles hay viết tắt là CPM – đây là một dạng quảng cáo lập trình thông qua kỹ thuật số tự động. Nó bao gồm các định dạng hiển thị và video. Trong đó, nhà quảng cáo hoàn toàn có thể sử dụng nền tảng khởi tạo nhu cầu (DSP) – đây là phần mềm tự động hóa việc mua và quản lý không gian quảng cáo. Nền tảng bên cung hay phía bán hàng (SSP) là phần mềm được nhà sản xuất sử dụng nhằm tự động hóa việc bán và quản lý trong không gian quảng cáo.
Nhìn chung, vận hành chiến dịch dựa trên việc tối đa, tối ưu hóa chỉ số CPM là phương thức đại diện cho việc sử dụng nhằm định giá quảng cáo trang web. Các mô hình định giá sẽ tổng hợp cả chi phí mỗi lần nhấp (click) của khách hàng, và chi phí này sẽ do nhà quảng cáo chi trả.
Lý Do Nào Khiến CPM Quan Trong Đến Như Vậy?
Đối với quảng cáo kỹ thuật số, CPM được xem là một mô hình cực tối ưu và khả thi. Bởi lẽ, quảng cáo kỹ thuật số sẽ mang đến các chỉ số đo lường tiếp thị khác nhau, cho nên mức giá sẽ được điều chỉnh theo dự định của quảng cáo đưa ra. CPM sẽ thường được các nhà quảng cáo tập trung vào ý thức thương hiệu hay truyền tải thông điệp sử dụng chủ yếu. Bởi mô hình định giá này tập trung chủ yếu vào khả năng tiếp cận thay vì chi phí cho mỗi lần click.
*Xem Thêm: Tối Ưu Hiệu Suất Chiến Dịch Marketing Bất Động Sản Bằng Quảng Cáo Hiển Thị
Cost-Per-Click: Những Viên Gạch Xây Dựng Thương Hiệu
Một trong những phương pháp quảng cáo kỹ thuật số nữa mà chúng ta không nên bỏ qua đó là Cost-per-Click. Đây được ví như những viên gạch vững chắc để xây dựng nên thương hiệu/ doanh nghiệp.
Cost-Per-Click (CPC) Là gì?
Cost-per-Click hay viết tắt là CPC có thể hiểu là chi phí mà các nhà quảng cáo phải trả sau mỗi lần nhấp chuột của khách hàng vào quảng cáo. Đây cũng được xem là phương thức thanh toán tiền cho các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC). Nghĩa rằng cứ mỗi lần khách hàng click vào quảng cáo của, là một lần họ ghé thăm vào trang đích (website/ microsite/ landing page). Và tất nhiên số tiền bỏ ra bao nhiêu sẽ tương ứng với bấy nhiêu sự quan tâm, chú ý của người dùng.
Tại sao nên chọn CPC cho Quảng Cáo Đấu Thầu?
CPC là một trong những tiêu chí quan trọng trong quảng cáo loại đấu thầu (bidding). Bởi lẽ nó có khả năng đánh giá mức độ thành công của chiến dịch một cách chính xác.
Từ đó, nhà quảng cáo có thể dễ dàng tối ưu hóa ngân sách trên các nền tảng quảng cáo khác nhau. Cho nên, nếu doanh nghiệp muốn nhận được nhiều lợi ích từ việc quảng cáo, doanh nghiệp cần lựa chọn các phương pháp như CPC để tối ưu chi phí cho mình.
Phương Pháp Tối Ưu Hóa CPC Dành Cho Thương Hiệu
Để đạ được việc tối ưu hóa phương pháp CPC cho thương hiệu, chúng ta cần:
- Làm tăng điểm chất lượng quảng cáo: Google đã tạo ra hệ thống giảm giá tự động PPC dành cho các chiến dịch quảng cáo, cho nên nhà quảng cáo hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội này để tăng tỷ lệ nhấp và tối ưu hóa để phù hợp với nội dung;
- Tăng mức độ tiếp cận của doanh nghiệp/ thương hiệu đối với người dùng: Nghĩa rằng, phòng marketing nên tìm hiểu các giao thức mới mà người dùng sẽ thực hiện thao tác đến với quảng cáo, để tối ưu việc phân phối ngân sách giúp hoàn thiện chiến dịch. Ngoài ra, nhà quảng cáo cũng nên loại bỏ các lượt click ảo (ghost click) gây lãng phí ngân sách cho doanh nghiệp/ thương hiệu.
CPM & CPC: Hai Chỉ Số Quan Trọng Của Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu
CPM và CPC là chỉ số quan trọng của chiến dịch Brand Building. Ưu điểm của việc tối ưu hóa lượng tiếp cận (impression) và lượt nhấp (click) sẽ mang lại các điểm sáng như sau:
- Tối ưu hóa ngân sách quảng cáo nhằm đạt mục tiêu lúc ban đầu;
- Gia tăng ngân sách quảng cáo nhiều hơn để đạt mục tiêu tốt hơn;
- Dễ dàng thao tác và thực hiện các hình thức tiếp thị.
*Xem Thêm: Sự Biến Đổi Của Thị Trường & Tính Linh Hoạt Từ Nhà Quảng Cáo Trong Marketing Bất Động Sản
Các Lưu Ý Về Chỉ Số CPM & CPC
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì chỉ số CPM vẫn có một số hạn chế như:
- Quảng cáo dễ bị lặp lại nhàm chán, vì một quảng cáo xuất hiện cho 1 người dùng nhiều lần.
- Tình trạng gian lận quảng cáo làm giảm đi tính hiệu quả của chiến dịch.
Chính vì vậy, khi nắm bắt được những đặc điểm của hai mô hình quảng cáo này sẽ giúp doanh nghiệp/ thương hiệu có thể đưa ra được quyết định phù hợp, chính xác nhất.
Những Điểm Cần Quan Sát Kỹ Về Chỉ Số CPM & CPC
Trên thực tế, bản thân nhà quảng cáo phải dựa vào doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tốt nhất cho thương hiệu của mình. Ví dụ:
- Doanh nghiệp cần có doanh số ổn định để duy trì dòng tiền trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình. Điều này công cụ CPC sẽ giữ vai trò hợp lý khi có thể làm tròn được trách nhiệm này;
- Khi doanh nghiệp đi theo hướng mục tiêu tiếp cận và giới thiệu về sản phẩm hay dịch vụ của mình thì mô hình CPM lại mang lại sự hiệu quả hơn hết;
- Nếu mục tiêu là tỷ lệ chuyển đổi người dùng thành khách hàng tiềm năng thì chọn các hình thức chuyển tiếp từ chỉ số CPC sẽ khiến chiến dịch trở nên hiệu quả hơn;
- Hình thức quảng cáo chỉ số CPM sẽ thích hợp hơn trong việc tạo ra sự bùng nổ về doanh số cho doanh nghiệp. Mô hình này sẽ giúp cho sản phẩm hay dịch vụ tiếp cận được khối lượng lớn khách hàng. Qua đó đảm bảo được lượng doanh thu ổn định đến từ lượng khách hàng tiềm năng kể trên.
Munkas Creative Agency: CPC & CPM và Brand Building
Có thể thấy, hai chỉ số CPM và CPC được đánh giá là hai yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược Brand Building. Để xây dựng một thương hiệu một cách bền vững và hiệu quả nhất, bản thân doanh nghiệp phải nắm rõ được sản phẩm của mình phù hợp với chiến dịch nào. Từ đó, doanh nghiệp hoặc thương hiệu có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp nhằm củng cố, tạo niềm tin trong lòng khách hàng.
Vừa rồi, Munkas Creative Agency đã chia sẻ tài liệu về hai chỉ số CPM & CPC và ý nghĩa của nó đối với hoạt động xây dựng chiến lược thương hiệu (brand building). Hy vọng rằng, những kiến thức kể trên sẽ giúp các nhà quảng cáo đã có thể lựa chọn cho mình một chiến dịch phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của mình.
*Tham Khảo: 7 Mô Hình Lý Thuyết Marketing Phổ Biến Nhất Trên Thế Giới
Munkas Creative Agency