Bối Cảnh Thị Trường
SWOT thường được ứng dụng khi nào? Ở đâu? Mục đích cuối cùng là gì? Đây là những kiến thức cơ bản mà một marketer phải nắm vững. Lấy ví dụ giai đoạn năm 2020 – 2021, đại dịch Covid – 19 kéo theo biến động cho cả hệ thống kinh tế – xã hội, rất nhiều doanh nghiệp đã “ngã ngựa” và buộc phải tuyên bố phá sản. Ngược lại, không ít doanh nghiệp trở thành “hắc mã” vươn mình đầy mạnh mẽ. Điểm chung của những doanh nghiệp trở mình thành công chính là họ đã vạch ra được điểm yếu, thách thức đã được chứng minh trong mô hình SWOT. Hãy cùng Munkas Creative Agency nghiên cứu mô hình marketing hiệu quả này trong bài viết dưới đây.
Sơ Lược SWOT
Ý Tưởng Ban Đầu
Mô hình SWOT được phát minh bởi Albert Humphrey – một nhà tư vấn quản lý và kinh doanh người Mỹ vào những năm 1960. Trong giai đoạn làm việc tại Viện Nghiên cứu Stanford, ông đã cùng nhóm chuyên gia tìm hiểu nguyên do thất bại của các công ty trong việc thực hiện kế hoạch đề ra và tiến hành đánh giá các yếu tố khách quan, chủ quan thị trường.
Lúc đầu, họ đề ra mô hình SOFT là viết tắt của:
- S – Satisfactory – sự hài lòng
- O – Opportunities – cơ hội
- F – Fault – Sai lầm
- T – Threats – Nguy cơ
Năm 1964, Albert Humphrey cùng nhóm của mình đã sửa chữ F thành W. Mô hình SWOT chính thức được ra đời và trở thành mô hình phân tích tình hình, chiến lược nổi tiếng. 4 chữ cái viết tắt của SWOT có nghĩa là:
- S – Strengths – Điểm mạnh
- W – Weaknesses – Điểm yếu
- O – Opportunities – Cơ hội
- T – Threats – Thách thức
Ứng Dụng Truyền Thông Hiện Đại
Hiện nay mô hình SWOT không chỉ được sử dụng như một chiến lược căn bản để vạch ra kế hoạch cho doanh nghiệp, mà còn được dùng để phân tích cá nhân và giúp mọi người tự đề ra phương hướng phát triển cho mình.
Trong 4 yếu tố, Strengths and Weaknesses (điểm mạnh và điểm yếu) là 2 yếu tố xuất phát từ nội bộ có thể loại bỏ, thay đổi được. Bên cạnh đó, Opportunities and Threats (cơ hội và thách thức) là 2 yếu tố bên ngoài tác động, cần phải đề ra phương án thích nghi, nắm bắt cũng như phòng tránh và khắc phục trong chuỗi hoạt động tiếp theo.
Đối với lĩnh vực nhiều biến động như bất động sản, trước khi sử dụng đến các yếu tố digital marketing hay đa kênh (multichannel), việc sử dụng mô hình SWOT để phân tích chiến lược là điều kiện tiên quyết hàng đầu.
– Chúng ta cùng dùng mô hình SWOT phân tích thử dự án bất động sản Viva Riverside thuộc Công ty CP thương mại địa ốc Việt (Vietcomreal) –
Về Strengths (Điểm Mạnh)
- Sở hữu vị trí “vàng”: Tọa lạc tại mặt tiền số 1472 Võ Văn Kiệt, phường 3, Quận 6, t.p Hồ Chí Minh. Tiếp giáp 3 mặt đường lớn và 3 mặt sông, nằm ngay nút thắt giao thông quan trọng
- Chất lượng sống tốt: Hơn 50 tiện ích nội khu được mở cho cư dân Viva Riverside: shophouse, khu thể thao đa năng, spa, khu thương mại,… và chú trọng xây dựng không gian sống xanh
- Mức giá cạnh tranh: mức giá bán Block B được Vietcomreal mở bán gồm 250 căn hộ chỉ từ 21 triệu/m2 , thấp hơn khoảng 20% so với giá của các dự án khác trong khu vực
Về Weaknesses (Điểm Yếu)
- Dự án vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiện, dễ vuột mất những khách hàng đang có nhu cầu tìm nhà ở ngay
- Lượng khách hàng khai thác vẫn chỉ đang tập trung chủ yếu ở Quận 6
Về Opportunities (Cơ Hội)
- Thu nhập bình quân của người dân gia tăng đáng kể những năm gần đây, phân khúc căn hộ cao cấp trở thành điểm đầu tư cuộc sống lý tưởng.
- Các dự án quy hoạch giao thông quận 6 gia tăng
- Hồ Chí Minh đang là điểm thu hút đầu tư nước ngoài lớn, dự án thu hút hứa hẹn nhiều khách nước ngoài có nhu cầu định cư
Về Threats (Thách thức)
- Phải cạnh tranh với hàng loạt dự án mạnh như Chịu tác động mạnh của các dự án cạnh tranh mạnh như Lucky Palace, Blue Sapphire, City Gate,….
- Chính phủ đang mạnh tay siết chặt lĩnh vực bất động sản
- Tâm lý e ngại các dự án căn hộ của một số khách hàng
*Xem thêm: Chuyển Đổi Số Ngành Bất động Sản: Khi Thị Trường Định Hình Công Nghệ
Mô Hình Marketing Đa Kênh & Vai Trò Của Phân Tích SWOT
Mô hình SWOT cũng sẽ có mặt hạn chế và mặt thuận lợi cho doanh nghiệp. Vậy chúng là gì? Có hay không sẽ khiến mô hình SWOT không còn phù hợp với thời đại marketing đa kênh? Chúng ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề này.
Mặt Tích Cực
- Không tốn kém chi phí: Phân tích SWOT không hề phải chi vốn. Đây là công việc mà bất cứ người kinh doanh hay marketer nào cũng phải hoàn thành được. Tự mình vạch ra một mô hình SWOT hoàn chỉnh giúp bạn hiểu được ưu, nhược điểm và lập ra được kế hoạch marketing lâu dài
- Tránh được rủi ro: Sau khi nắm rõ được thuận lợi và ưu thế trước mắt, doanh nghiệp sẽ cố gắng tối ưu hóa điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu bản thân, tránh được thiệt hại có thể xảy ra.
- Tạo ra ý tưởng mới: phân tích SWOT giúp bạn nâng cao nhận thức về tình hình thực tại và đề ra những phương án tốt hơn cho tương lai
Mặt Tiêu Cực
- Kết quả phân tích không theo hướng nhất định, không chuyên sâu: Nếu marketer chỉ tập trung vào phân tích 4 yếu tố SWOT một cách tràn lan, mô hình của bạn sẽ chỉ liệt kê thành một bảng dài không có điểm nhấn cũng không có hướng xử lý nhất định
- Để thành công cần nhiều hơn là 4 yếu tố ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức. Khi vận hành một doanh nghiệp, bạn cần phải chú ý đến cả ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh. Xem xét các rủi ro hay cơ hội có hay không liên quan đến vấn đề của chính doanh nghiệp mình
- Phân tích chủ quan: việc thu thập dữ liệu và phân tích SWOT có thể được làm bởi 1 cá nhân. Vì thế, bảng phân tích sẽ phản ánh góc nhìn chủ quan của một đối tượng và kinh nghiệm của họ. Điều này đòi hỏi người làm mô hình SWOT phải có tầm nhìn rộng và hiểu biết sâu sắc
- Dữ liệu để phân tích SWOT sẽ lỗi thời khá nhanh dựa trên sự biến động không ngừng của nền kinh tế.
Những Lưu Ý
Chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, kỹ thuật phân tích SWOT là điều cơ bản để lập nên một kế hoạch marketing có hiệu quả, hơn nữa nó rất đơn giản, dễ nắm bắt. Tuy nhiên, marketer cần đầu tư công sức nghiên cứu để cho ra bức tranh hoàn thiện nhất.
Để áp dụng mô hình SWOT một cách hiệu quả, bạn cần thay đổi cách tiếp cận và sử dụng mô hình. Thay vì coi SWOT như một bản vẽ tiêu chuẩn cho mọi phương án, hãy xem nó như một bản tóm tắt thô về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Người phân tích cũng cần có cái nhìn đa chiều để mang đến bảng phân tích khách quan nhất.
Nhớ rằng cái bạn cần là hành động chứ không phải vài nét vẽ trên giấy. Sau khi có được cái nhìn tổng quan từ mô hình SWOT, hãy lập ra chiến lược marketing phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Chú trọng vào các slogan thương hiệu để đẩy Digital marketing tiếp cận khách hàng một cách thông minh thì tiếp thị mới có thể mang lại hiệu quả.
Mô Hình SWOT Vẫn Còn Giải Quyết Được Các Vấn Đề Hiện Tại
Vào thời đại ngày nay khi mà marketing đa kênh (multi – channel) trở nên phổ biến, nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu SWOT có còn phù hợp hay không? Câu trả lời của Munkas Creative Agency là CÓ! Nếu nói quá trình marketing là xây một tòa tháp hoàn chỉnh, thì mô hình SWOT chính là nền móng, là khung xương để bạn xây tháp đúng hướng.
Chúng ta cùng xem những con số biết nói mà của digital marketing đối với ngành bất động sản.
- 44% khách hàng sẽ mua bất động sản mà họ thấy qua Internet.
- 70% người dùng biết đến một doanh nghiệp thông qua quảng cáo trả phí từ tiếp thị đa kênh (multichannel).
- 83% khách hàng muốn nhìn thấy hình ảnh dự án trên Internet trước khi mua.
Đây quả thực là những con số đầy tiềm năng cho lĩnh vực bất động sản. Digital Marketing mang đến cho doanh nghiệp giải pháp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Tuy nhiên, đừng để bản thân rơi vào lối mòn marketing “mì ăn liền” ồ ạt không thu được lợi nhuận. Tham khảo những đánh giá thị trường dưới đây của Munkas Creative Agency.
Những Thông Số Biết Nói
72% doanh nghiệp bất động sản không hài lòng với data mà họ thu về từ website dự án.
Khi mà công nghệ lên ngôi, website chắc chắn là cỗ máy tạo data khách hàng đáng tin nhất. Thực tế chứng minh, trang web tốt là chưa đủ, cái mà khách hàng cần ở một website bất động sản là nội dung được tối ưu, có ý mũi nhọn, mang nội dung hữu ích. Rõ ràng, phân tích mô hình SWOT là không hề thừa để vạch ra một chiến lược bố trí Calls-to-action hợp lý nhất.
73% người mua bất động sản cho rằng những thông tin qua video sẽ gây ấn tượng mạnh hơn, nhưng tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 12% doanh nghiệp có tài khoản Youtube.
Trong tiếp thị đa kênh (multi – channel), kênh Youtube vốn là nền tảng quá quen thuộc để chạy các quảng cáo trả phí và thu về hiệu quả khá lớn. Sự thật rằng các doanh nghiệp bất động sản chưa chú ý đến điều này. Thừa nhận rằng dù cách tiếp cận bằng video để lại ấn tượng mạnh, nhưng cách tiếp thị này không hề dễ.
Phần lớn khách hàng sẽ không bỏ quá nhiều thời gian để xem quảng cáo hay giới thiệu dự án doanh nghiệp. Video tiếp thị chỉ nên kéo dài vài phút. Vậy thì trong vài phút đó bạn phải đưa ra được những thông tin thu hút với họ: giá cả? Vị trí? Hay ưu đãi? Cách nhấn trọng tâm, tạo ấn tượng,… tất cả đều sẽ dựa trên mô hình SWOT của doanh nghiệp đã phân tích kỹ lưỡng trước đó.
*Xem thêm: Truyền Thông Thương Hiệu Trong Bất Động Sản – Có Cần Thiết?
Khả Năng Thích Ứng
70% khách hàng sẽ quên doanh nghiệp bất động sản sau một năm mua nhà
Tất nhiên, điều này sẽ được loại bỏ nếu như bạn có cái tên mang tính quốc dân như Vingroup. Nhưng nếu bạn chỉ kinh doanh một doanh nghiệp bất động sản bình thường? Kế hoạch của bạn là gì? Sau khi hoàn tất giao dịch với một khách hàng, bạn nói “Cảm ơn” và nhanh chóng tìm một khách hàng mới?
Giữ lại cho mình nhóm khách hàng cũ chính là lợi thế cực kỳ lớn của mỗi doanh nghiệp. Để làm được điều này, hiểu rõ ưu điểm doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Bảng phân tích SWOT sẽ cho bạn cái nhìn khách quan nhất về ưu, nhược điểm của mình. Từ đó vạch ra lối marketing thông minh, kết hợp cả digital marketing để lôi kéo nhóm khách hàng ổn định cho mình.
60% doanh nghiệp bất động sản không biết áp dụng marketing và khoảng 20 – 25% doanh nghiệp biết làm marketing nhưng chưa thực sự hiệu quả
Bên cạnh những lý do về góc nhìn thời đại, tư duy lãnh đạo trong lối mòn,…. thì marketing không hiệu quả đến phần lớn từ việc chiến lược marketing đó không hề đúng đắn, phù hợp với doanh nghiệp. Marketing phải dựa trên bản vẽ chi tiết của SWOT mới có thể thành công tiếp cận nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới.
Kết Luận: Có Còn Phù Hợp Đối Với Marketing Bất Động Sản Đa Kênh?
Bài viết của Munkas Creative Agency cung cấp chi tiết những thông tin về SWOT – một trong những mô hình phân tích kinh doanh doanh nghiệp hiệu quả. Có thể khẳng định rằng, ở trong bất cứ thời kỳ nào, khi bất cứ lối marketing nào chiếm ưu thế, mô hình SWOT vẫn là cơ sở căn bản để doanh nghiệp vạch ra cho mình tiếp thị thành công. Hy vọng bài viết của Munkas Creative Agency đã giúp bạn vạch ra chiến lược marketing phù hợp cho doanh nghiệp.
*Xem thêm: 4P Trong Marketing: Liệu Có Còn Phù Hợp Trong Kỷ Nguyên 5.0?
Munkas Creative Agency