Ở bất kỳ lĩnh vực nào, khi một doanh nghiệp có ý định tung ra sản phẩm mới, “sóng truyền thông” luôn là mục tiêu hướng đến của những nhà làm marketing. Mô hình Launching – một mô hình được nhiều thương hiệu lớn áp dụng cho những chiến lược marketing cho sản phẩm mới. Vậy với lĩnh vực bất động sản, mô hình launching cho sản phẩm mới ấy sẽ được áp dụng như thế nào?
Mô hình Launching là gì? Ưu và nhược điểm của mô hình launching
Launching là một mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mục đích tạo nên sự chú ý của khách hàng mục tiêu đối với sản phẩm mới, đồng thời tạo nên sự nhận diện thương hiệu trên một không gian và thời gian nhất định. Hay nhìn nhận một cách khác, mô hình này sẽ được thực hiện dựa trên nguyên lý: “nếu một sản phẩm được xuất hiện với tần suất đủ nhiều sẽ khiến cho nhiều người tò mò và tìm kiếm đến”.
Ưu điểm cho mô hình
Khi áp dụng đúng chuẩn mô hình này, doanh nghiệp sẽ bất ngờ với lượng lớn khách hàng mục tiêu quan tâm trong thời gian ngắn và có thể vượt mặt cả những đối thủ nặng kí của doanh nghiệp trên thị trường lúc bấy giờ. Tuy nhiên mô hình cũng sẽ có những hạn chế nhất định.
Nhược điểm của mô hình
Như đã nói phía trên, mô hình này chỉ thật sự phát huy hiệu quả nếu doanh nghiệp có những đầu tư đúng chuẩn. Chẳng hạn, doanh nghiệp phải có đầu tư đầy đủ, chất lượng về nguyên liệu truyền thông, có những chương trình ưu đãi phải thật hấp dẫn, câu chuyện truyền tải phải đủ hay, sự kiện phải thật cuốn hút. Có như vậy, chiến dịch của doanh nghiệp mới dễ dàng tạo đỉnh truyền thông như mong muốn.
Để việc áp dụng mô hình launching đạt được hiệu quả, chất lượng dự án phải được đảm bảo và mỗi marketers phải tự tin về dự án
Ngoài ra, để áp dụng được mô hình launching, dự án của bạn đảm bảo chất lượng, nếu không đây cũng chính là “án tử” cho sản phẩm mới lần này. Bởi lẽ, khi áp dụng mô hình, tốc độ tiếp cận của khách hàng là vô cùng nhanh chóng, nếu sản phẩm không chất lượng, điều đấy đồng nghĩa sẽ có một lượng lớn khách hàng biết đến điểm yếu của dự án, cùng tốc độ truyền miệng, thì đây quả thật là một điều tồi tệ cho chiến dịch.
Cũng chính vì vậy, mô hình launching đòi hỏi đội ngũ marketers phải là những thành viên phải am hiểu và có kinh nghiệm trong ngành,…như vậy mới có thể xây dựng kế hoạch hợp lý, phân bổ ngân sách cho từng giai đoạn hợp lý, phải đỉnh truyền thông đúng như dự định và tiếp cận được đúng đối tượng,…
Xem thêm: 7 bước lên kế hoạch chiến lược marketing cho sản phẩm mới trong bất động sản
Những giai đoạn của mô hình launching
3 giai đoạn thuộc mô hình launching
- Giai đoạn Pre-launch
Ở giai đoạn này, marketers có nhiệm vụ tạo được sự tò mò và tăng nhận diện thương hiệu đối với khách hàng mục tiêu của mình.
- Giai đoạn Launch
Trong giai đoạn 2, tạo nên sự bùng nổ truyền thông chính là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn của doanh nghiệp, khi chúng ta phải tối ưu việc tiếp cận khách hàng thông qua việc xây dựng hệ thống tương tác và gia tăng chuyển đổi và đây cũng chính là giai đoạn giúp doanh nghiệp có được doanh số đáng kể.
Ở giai đoạn này, sự kiện ra mắt dự án mới chính là một chìa khóa quan trọng trong chiến lược marketing sản phẩm mới.
- Post – launch
Sau khi truyền thông có chiều hướng giảm, doanh nghiệp nên có những hoạt động duy trì ở các kênh truyền thông đã triển khai để giúp cho thương hiệu luôn được nằm ở vị trí số 1 trong tâm trí của khách hàng.
Ngoài ra, việc xây dựng sự tin tưởng và quyết định của khách hàng trong giai đoạn này cũng cần được chú ý tới.
Suy cho cùng, mô hình launching được vận dụng dựa trên mô hình marketing phổ biến AIDA. Cụ thể:
Pre-launch: Tăng nhận diện thương hiệu (A) – gây ra sự tò mò thích thú (I)
Launch: Giúp khách hàng chuyển từ thích thú đến thật sự quan tâm đến sản phẩm (I) – (D)
Post-launch: Duy trì sự quan tâm của khách hàng, đưa họ đến hành vi mua hàng.(D) – (A)
Hình ảnh minh hoạ mô hình AIDA – một mô hình marketing phổ biến
Kế hoạch marketing cho từng giai đoạn
Giai đoạn Pre-launch
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách
Kênh truyền thông: Tập trung vào những kênh có khả năng tăng nhận diện thương hiệu
- Facebook Ads
- GDN
- Remarketing
- Youtube Ads
- Video viral
- KOLs
- TVC
- Bài PR
Để tạo được đà cho truyền thông ở giai đoạn này, ngân sách cần được phân bổ tăng dần cho đến ngày launching, như vậy chiến lược truyền thông cho dự án mới ở giai đoạn này mới có thể đạt được mục tiêu tạo nên sự tò mò của khách hàng mục tiêu đối với dự án mới.
Giai đoạn Launching
Ngân sách phân bổ: 40% tổng ngân sách
Kênh truyền thông:
Khi khách hàng đã bắt đầu có sự nhận diện, tò mò, khách hàng sẽ có hành động tìm kiếm những thông tin về dự án. Chính vì thế google, facebook và cả youtube chính là những kênh mà khách hàng sẽ hướng đến để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của mình.
Ở những hoạt động trong từng giai đoạn của mô hình này, các marketers nên đảm bảo sự đồng bộ hình ảnh, thông điệp của dự án để có thể đảm bảo có được kết quả như mong muốn.
Thế nên, ở giai đoạn này, Google Search Ad là kênh cần được tập trung, ngoài ra cũng cần đẩy mạnh hình thức Remarketing (trên FB, trên website).
Bên cạnh đó, những kênh vẫn tiếp tục duy trì như: Facebook Ads – Click to web, Post, GDN.
Giai đoạn Post launch
Ngân sách phân bổ: 30% tổng ngân sách
Kênh truyền thông:
Hình thức remarketing chính là kênh cần được tập trung ngân sách nhiều nhất, google search ad cũng cần được chú trọng, những kênh khác vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp để có thể tiếp cận những khách hàng mới.
Mô hình launching được chứng minh là mô hình hiệu quả đối với nhiều chiến lược marketing cho dự án mới trên thế giới. Tuy nhiên việc đạt được thành công như mong đợi trong việc áp dụng mô hình này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, nghiêm túc ở mọi giai đoạn. Vậy nên, với những doanh nghiệp bất động sản đang sắp sửa tung ra thị trường “đứa con” của mình nhưng vẫn chưa đủ tự tin, hãy liên hệ với chúng tôi – Munkas Agency – Đơn vị marketing sáng tạo và chuyên sâu trong lĩnh vực bất động sản – sẽ là người đồng hành hoàn hảo cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm mới sắp tới.
*Xem Thêm: 7 Mô Hình Lý Thuyết Marketing Phổ Biến Nhất Trên Thế Giới
Munkas Creative Agency