Nhắn tin là một trong những hoạt động phổ biến nhất của mỗi người. Trong năm 2018, 5 ứng dụng di động nhắn tin lớn nhất thế giới đó là WhatsApp, Facebook, Messenger, WeChat, Viber đã thu hút gần 4,1 tỷ người dùng kết nối với nhau. Con số này đã vượt qua 3,4 tỷ người dùng trên 4 ứng dụng mạng xã hội lớn nhất thế giới (Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn). Tiềm năng phát triển của nền tảng nhắn tin trong việc hẹn hò, game và các ngành sản xuất khác cũng đã được phát hiện.

Theo thống kê của các chuyên gia, 72 nghìn tỷ tin nhắn đã được gửi đi trong năm 2018 thông qua các nền tảng, trong khi lượng tìm kiếm trên Google chỉ chiếm 1,6 triệu lượt. Có thể thấy, các ứng dụng tin nhắn được xem là một trong những kênh tốt nhất giúp các marketers tiếp cận khách hàng mục tiêu của họ từ việc xây dựng thương hiệu đến các dịch vụ khách hàng. 68% người tiêu cùng đồng ý rằng nhắn tin là một trong những cách tiện lợi nhất để kết nối với doanh nghiệp hiện nay.

nhắn tin tin nhắn  

Bước sang năm 2019, nhắn tin sẽ tiếp tục giữ “ngôi vương” của mình như là một nền tảng cơ bản để chia sẻ thông tin, suy nghĩ và cảm xúc. Chính vì thế, sẽ là một điều đáng tiếc nếu như các thương hiệu bỏ lỡ một kênh truyền thông hiệu quả đó là các ứng dụng tin nhắn. Đó không chỉ là nơi mà người dùng chia sẻ nhiều nhất mà còn là nơi họ đưa ra những gì chân thật nhất để chia sẻ với bạn bè và gia đình của họ.

Dưới đây là 3 lý do hàng đầu tại sao các thương hiệu cần kết hợp nhắn tin trong chiến lược marketing 2019.

Nhắn tin đang phát triển rất nhanh

Trong những năm gần đây, các nền tảng ứng dụng tin nhắn đã và đang có một vị trí vững chắc đối với người dùng, thậm chí vượt qua cả các kênh mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Người tiêu dùng không chỉ có xu hướng sử dụng các ứng dụng nhắn tin mà họ còn sử dụng nhiều thời gian hơn trong việc này. Theo số liệu thống kê vừa qua, những người trẻ ở Mỹ đã sử dụng trung bình 11 phút cho việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin, con số này được dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2019.

Các nền tảng và dịch vụ cũng đang chỉ ra nhu cầu của người tiêu dùng đang có xu hướng bị hấp dẫn bởi các trải nghiệm nhắn tin. LinkedIn là một ví dụ điển hình, ứng dụng này được xem như là một chuyên gia thuần túy hơn là một nền tảng mạng xã hội. Các mạng lưới tương tác đã và đang được mở rộng các chức năng trong nhắn tin như chèn Gifs hoặc thử nghiệm chức năng nhật ký (Stories). Trong khi khuyến khích người dùng giao tiếp nhiều hơn trên ứng dụng xã hội, LinkedIn cũng không ngừng cải thiện chính mình để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ngày nay và mở đường cho tương lai của công việc, nơi chúng ta sẽ phụ thuộc nhiều hơn trong các nội dung trò chuyện và chia sẻ trên nền tảng kỹ thuật số.

nhắn tin tin nhắn

Công nghệ mang đến nhiều cơ hội marketing mới

Chatbot đã mở ra một chương mới trong việc tương tác với khách hàng thông qua nhắn tin, cho phép việc cá nhân hóa, tương tác trong thời gian thật với khách hàng. Chatbot có thể tinh giản việc quản lý mối quan hệ khách hàng, khắc phục sự cố, tạo ra những sản phẩm gợi ý dựa trên các thông tin của khách hàng và tìm kiếm các chương trình khuyến mãi.

Bên cạnh việc hỗ trợ dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp, nhắn tin có thể được tận dụng như một công cụ mạnh mẽ để lan tỏa nhận thức thương hiệu trong những khoảnh khắc và tâm trạng của khách hàng. Khi thu hút khách hàng bằng các tin nhắn stickers hoặc Gifs, các thương hiệu sẽ trở thành một phần trải nghiệm nhắn tin của khách hàng một cách tự nhiên. Bằng việc cài đặt các cảm xúc chính và nội dung trò chuyện, marketers có thể trò chuyện nội dung chính xác khi người dùng cần nhằm giúp thương hiệu gây ấn tượng mạnh trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng nên  khuyến khích những tương tác cảm xúc thay vì chỉ là các giao dịch.

Nhìn về phía trước, các cơ hội tiếp thị thương hiệu trong các không gian nhắn tin sẽ tiếp tục đa dạng hóa và nhân rộng các điểm tiếp cận người tiêu dùng với sự tiến bộ trong AI và kỹ thuật.

Nhắn tin là câu trả lời để tiếp thị tốt hơn, an toàn hơn

Tiếp nối các chuỗi khủng hoảng xung quanh các nền tảng xã hội, nhiều marketers đang tìm kiếm một kênh tiếp thị thay thế an toàn nhưng vẫn thu hút và mang tính cá nhân.

Khi người tiêu dùng ngày càng cảnh giác cao với quyền riêng tư dữ liệu của họ, các nhà tiếp thị thường thấy mình bị cuốn theo câu hỏi: Làm thế nào họ có thể cung cấp trải nghiệm người dùng trong khi vẫn giữ nguyên sự riêng tư của họ?

Câu trả lời nằm trong công nghệ bảo mật quyền riêng tư. Bằng cách tổng hợp dữ liệu người dùng được mã hóa, công nghệ bảo mật quyền riêng tư cung cấp những nhu cầu ý nghĩa trong các cuộc trò chuyện nhưng vẫn duy trì được quyền riêng tư của từng người dùng. Theo đó, công nghệ nhắn tin có thể trao quyền cho các thương hiệu nhằm cung cấp trải nghiệm phù hợp đến từng cá nhân nhưng vẫn đảm bảo danh tính cá nhân của họ vẫn được bảo vệ.

Bối cảnh tiếp thị đang thay đổi rất nhanh và năm 2019 cũng không ngoại lệ. Để vươn lên được trong bối cảnh ngày nay, các marketers cần phải vứt bỏ những cuốn sách cũ của họ và nắm bắt các kênh khác – nơi mà người tiêu dùng đang thật sự trải nghiệm. Chỉ khi tạo ra tính cá nhân, liền mạch và thú vị cho những end-users, thì các marketers mới có thể gặt hái thành công cũng như mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Có thể bạn quan tâm:

Những giá trị vĩnh cử trong định vị thương hiệu

Xây dựng chiến lược Marekting 2019 với 3 cách đơn giản

11 Xu hướng Digital Marketing tại Việt Nam 2019