Các chủ đầu tư, chủ sàn giao dịch, các nhà môi giới hay các marketer đã làm rất nhiều hoạt động marketing bất động sản và chi phí tốn kém nhưng mức độ hiệu quả mãi không đạt chỉ tiêu. Tuy nhiên, lại cũng có những công ty làm marketing bất động sản hẹp hơn, chi phí thấp hơn nhưng thu hút nhiều khách hàng quan tâm và số lượng giao dịch cứ tăng ầm ầm. Vậy bạn đang mắc phải lỗi khiến kết quả không như ý? Những lỗi thường gặp sau sẽ giúp bạn giải đáp một phần thắc mắc.

 

1. Hiểu nhầm bản chất marketing

Lâu nay vẫn nhiều người nghĩ đến marketing nói chung và marketing bất động sản nói riêng là quảng cáo, truyền thông nhưng thực chất marketing còn hơn thế nữa.

Marketing là cả một quá trình kéo dài từ khi sản phẩm chưa tồn tại đến khi sản phẩm xuất hiện, phát triển, thành công và biến mất. Quảng cáo, truyền thông chỉ là một phần nhỏ trong ngành marketing.

Ngoài ra còn có nghiên cứu thị trường là một mảng vô cùng quan trọng, là nền móng của ngôi nhà marketing nhưng thường bị lãng quên. Nghiên cứu thị trường giúp bạn khám phá được insight mới (điều khách hàng thực sự mong muốn), giúp kiểm tra các giả định, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để tìm ra một sản phẩm mới thực sự thu hút họ. Sau khi sản phẩm ra đời, nghiên cứu thị trường sẽ tìm kiếm thông phản hồi, đánh giá mức độ thành công của một sản phẩm. Và cứ tiếp tục hỗ trợ những người làm marketing trong suốt tất cả vòng đời của sản phẩm.

Ví dụ như trong bất động sản thì marketing còn là khâu giúp chủ đầu tư lựa chọn vị trí, loại dự án, tiện ích, ưu nhược điểm dựa trên nhu cầu của khách hàng đã được đo lường cẩn thận.

Một dự án đủ tốt và phù hợp với tiêu chuẩn của người mua sẽ bán bất động sản dễ dàng và nhanh chóng. Đó là lí do tại sao có một số dự án chưa kịp chạy quảng cáo, truyền thông đã bán gần hết hàng.

 

2. Làm marketing nóng vội

Tình trạng marketing vội vàng, nước rút theo dự án rất phổ biến trong marketing bất động sản, đặc biệt là với những sàn giao dịch và nhà môi giới nhỏ.

Cụ thể là cứ nhận dự án về là đội marketing cứ đâm đầu chạy chiến dịch cho dự án đó, xong rồi thì lại tiếp tục làm dự án khác một cách rời rạc mà quên mất rằng marketing là một quá trình lâu dài.

Việc làm marketing theo dự án là phương án ngắn hạn, các sàn giao dịch còn cần làm marketing bài bản để xây dựng thương hiệu cho công ty mới là mục tiêu cốt lõi. Bởi vì thương hiệu công ty là gốc rễ, là thân cây còn các dự án là lá cây giúp công ty trở nên đẹp đẽ và phát triển hơn. Một khi công ty đã xây dựng thương hiệu uy tín, chọn lựa dự án tốt thì sau này chỉ cần nhắc đến dự án nào do công ty đó làm là người mua đã ưu tiên hơn hẳn rồi. Các công ty, nhà môi giới cần chọn cho mình một điểm khác biệt (brand difference), một phân khúc cốt lõi để xây dựng thương hiệu, đừng để khách hàng lạc lối trong mê cung các dự án.

 

3. “Đa năng” thành “không năng”

Muốn marketing bất động sản hiệu quả các công ty cần một đội ngũ ít nhất 5 thành viên gồm brand, content, developer, digital marketing và thiết kế làm việc liên tục mới có thể đảm bảo marketing hiệu quả ở mức vừa. Tuy nhiên một phần vì chi phí tốn kém, phần khác vì các công ty bất động sản thường mong muốn 1 nhân viên marketing có thể làm mọi thứ. Nhưng biết là một chuyện, còn quá trình thực thi tốn rất nhiều thời gian, 1 người không thể ôm hết việc mà hiệu quả hơn so với việc chuyên môn hóa và 5 người cùng làm được. Kết quả không đạt doanh số thì người cuối cùng chịu cũng là doanh nghiệp chịu.

Tin vui cho các công ty đó là hiện nay đã có agency chuyên về bất động sản, cung cấp đầy đủ giải pháp marketing và thương hiệu cho khách hàng nên các công ty không còn lo lắng về chi phí nhân sự cố định quá lớn mà chưa chắc hiệu quả.

 

4. Chỉ quan tâm đến doanh số

Ngành nghề kinh doanh như bất động sản thì doanh số là quan trọng nhất chứng minh năng lực của nhân viên và công ty. Tuy nhiên, không thể đánh giá tất cả các mảng chỉ qua một quy chuẩn được. Trước khi làm một kế hoạch marketing bất động sản, bạn phải xác định mục tiêu là sale (doanh số) hay branding (xây dựng thương hiệu). Không nên nhập nhằng giữa 2 mục tiêu này nếu bạn muốn công sức mình bỏ ra được đền đáp xứng đáng. Tại sao? Bởi vì, chiến lược tiếp cận khách hàng của hai mục tiêu trên là hoàn toàn khác nhau.

Đến mục tiêu còn không rõ ràng thì làm sao khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu và hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải. Khi đã không hiểu thì rất khó tiếp cận được người mua và kéo theo lượng data (dữ liệu thông tin khách hàng) sụt giảm, doanh số cũng giảm theo.

 

5. Đo lường chưa hiệu quả

Hiện nay, rất nhiều chủ đầu tư và sàn giao dịch đã quan tâm đến đo lường hiệu quả marketing nhưng chưa thực sự hiệu quả vì khả năng phân tích và tối ưu dữ liệu chưa được quan tâm đúng mức. Thường thì trước mỗi dự án sẽ đặt ra chỉ tiêu KPI như reach (lượng tiếp cận đến khách hàng), engage (lương tương tác, conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi), … Tuy nhiên, hiện tại rất nhiều người mắc sai lầm trong việc sau chỉ quan tâm đạt đến số liệu KPI đó mà không giải mã mối liên kết, tác dụng to lớn của dữ liệu như thế nào.

Đó là lí do Optimize Big data (tối ưu hóa dũ liệu) ra đời. Ngoài ra, để đảm bảo các dữ liệu mang đến kết quả thực và lượng khách hàng tiềm năng thì performance marketing (marketing dựa trên hiệu quả) ra đời. Đây là phương thức marketing mới là xu thế tương lai của ngành marketing. Đặc biệt với ngành chú trọng đến doanh số như bất động sản thì performance marketing hứa hẹn nhiều ưu điểm vượt trội từ BIG DATA. Các sàn giao dịch và các nhà môi giới sẽ tối ưu hiệu quả và chi phí nhờ phương thức marketing mới này. Tất cả yếu tố đều được đo lường, kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp bạn dễ dàng xác định lỗi đang nằm ở đâu.

 

Nguồn: Munkas.com