Trong bối cảnh mà sự sáng tạo không còn ở bất kỳ rào cản nào nữa trong kỷ nguyên số, việc tiến về phía trước mà không thay đổi đồng nghĩa với thụt lùi. Tuy nhiên, chủ đề mới, góc nhìn mới không tự nhiên mà có, những cá nhân thực thi những dự án truyền thông thương hiệu có thể kêu gọi mọi người cùng thảo luận hoặc brainstorm vĩ mô nhưng nếu thiếu những góc nhìn hay lăng kính sáng tạo, thì công cuộc bão não diễn ra sẽ trở nên thiếu hiệu quả và dễ dàng rơi vào bế tắc.

 

Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 1 – Munkas Creative Agency: 7 Góc Nhìn Sáng Tạo Cho Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu)

 

Munkas Creative Agency xin liệt kê 7 góc nhìn sáng tạo nội dung phù hợp cho chiến lược truyền thông thương hiệu mà tất cả các cá nhân công tác trong chuyên ngành truyền thông/ marketing/ quảng cáo đa phương tiện có thể khai thác khi triển khai chiến dịch nội dung cho thương hiệu.

 

Nhìn Từ Yếu Tố Sản Phẩm

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 2 – Munkas Creative Agency: Content Marketing & Yếu Tố Sản Phẩm)

 

Nhìn từ yếu tố sản phẩm, thành phần có thể khai thác ý tưởng đến từ cốt lõi sản phẩm, giá trị lợi ích vật lý tiềm năng mang lại và những đặc điểm hữu hình là những yếu tố cơ bản đầu tiên có thể mô tả và khai thác để làm nội dung cho chiến lược truyền thương hiệu.

 

Việc nhìn sản phẩm nhìn chung thì rất thực tế, hữu dụng, và gần gũi với mình nên là cũng dễ phát ý. Những thành phần hay đặc điểm khác biệt nhất và đặc biệt nhắc đóng vai trò quan trọng hạt nhân trong từng sản phẩm.

 

*Giải Pháp Mới: Marketing Bằng Âm Thanh: Yếu Tố Phụ Trợ Cho Sức Mạnh Thương Hiệu Trong Lĩnh Vực Bất Động Sản

 

Lăng Kính Của Thương Hiệu

 

Truyền Thông Thương Hiệu - Một Trong Những Dịch Vụ Từ Munkas Creative Agency

(Ảnh 3 – Munkas Creative Agency: Công Ty Truyền Thông Số 1 Lĩnh Vực Bất Động Sản Tại Việt Nam)

 

Lăng kính thương hiệu là phạm trụ mà ở đó bạn tạo ra những câu chuyện có khả năng truyền cảm hứng, tạo niềm tin, thiện cảm, sự khác biệt, và quan trọng hơn đó chính là sự trung thành. Trong lăng kính thương hiệu thì có 2 loại câu hỏi bạn có thể đặt ra để phát triển ý tưởng:

  • Thứ nhất, đó là hoạt động của thương hiệu mà đi kèm với yếu tố thời gian và mốc thời gian cụ thể sẽ diễn ra theo trình tự như thế nào?

 

  • Thứ hai, đó là khi không có yếu tố thời gian thì những đặc điểm thương hiệu, định vị thương hiệu, nhận diện thương hiệu, ý nghĩa thương hiệu và tính cách thương hiệu sẽ được cụ thể hóa như thế nào?

 

*Ý Tưởng Hay: Video Marketing – Một Hình Thức Truyền Thông Hiệu Quả Nhưng Đầy Biến Số

 

Góc Nhìn Từ Nhà Lãnh Đạo

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 4 – Munkas Creative Agency: Content Marketing Có Thể Dễ Dàng Dưới Góc Nhìn Của Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp)

 

Đây là một lăng kính khá phổ biến và dễ khai thác chủ đề nội dung cho chiến lược truyền thông thương hiệu. Đối với khán giả, khách hàng, cổ đông… họ thường nhìn vào người lãnh đạo của doanh nghiệp hoặc tập đoàn. Tầm nhìn, khả năng quản trị, triết lý, kinh nghiệm, câu chuyện, quan điểm về ngành và nhận định về tình hình thị trường, … có thể giúp đánh giá đó là người có tầm như thế nào và xác định song song chiều hướng phát triển có thể có của doanh nghiệp đó trong tương lai. Đây luôn luôn là một góc nhìn hay để truyền thông ra bên ngoài về phương thức doanh nghiệp hoạt động như thế nào.

 

Đi sâu vào khai thác, người biên soạn nội dung có thể đi vào 3 hướng chính đó là: hành trình của người sáng lập, câu chuyện về những thất bại, nỗi đau và sự chuyển đổi và cuối cùng là quan điểm, triết lý của chính nhà lãnh đạo đó.

 

Nguồn Tư Liệu Từ Chính Khách Hàng

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 5 – Munkas Creative Agency: Content Marketing & Tháp Nhu Cầu Maslow Có Thể Vận Hành Song Song Với Nhau)

 

Nguồn tư liệu từ chính khách hàng của doanh nghiệp sẽ trái ngược hoàn toàn với lăng kính của thương hiệu. Munkas Creative Agency cho rằng, chúng ta phải luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem rằng họ có cảm thấy hài lòng, không hài lòng, bức bách ở những vấn đề gì? Khách hàng đang khát khao hay mong ước điều gì?

 

Áp dụng lý thuyết từ tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Abraham Maslow (1907), các sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người  (thực phẩm, quần áo ấm, nơi cư trú ở mức độ an toàn), thì mô hình nội dung 2P (Problem – Solution) cũng là một phương thức rất hữu dụng có thể khai thác. Ở tầng nhu cầu thứ III (3) của lý thuyết tháp nhu cầu Maslow (Love & Belonging), một hướng khác đó là đánh vào mong muốn và khao khát nhận được sự thỏa mãn từ các yếu tố cao hơn về mặt cảm xúc hơn là chỉ những lợi ích lý tính thông thường, thì việc sử dụng mô hình nội dung 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra Specific) lại có thể tối ưu hóa hiệu quả của người đọc trong từng câu chữ.

 

*Xem Thêm: 5 Modules Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

 

Góc Độ Nhìn Nhận Của Bên Thứ Ba

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 6 – Munkas Creative Agency: Góc Nhìn Bên Thứ Ba Mang Lại Sự Khách Quan Trong Content Marketing)

 

Nội dung của chiến lược truyền thương hiệu khi có góc độ nhìn nhận của bên thứ ba sẽ mang tính khách quan, có tầm ảnh hưởng đến mức độ hợp lý còn sót lại của một vấn đề được đặt ra. Đây cũng là một góc nhìn rất hay mặc dù sẽ khó sản xuất nội dung hơn các góc nhìn khác.

 

Sự khó nhằn đến từ việc phải tốn chi phí mời khách hàng, tốn thời gian làm việc của các nguồn nhân lực và trên cả là tiêu tốn năng lượng & thời gian làm việc của việc lên kế hoạch & quy trình Q&A. 

 

Đặc Thù Của Ngành Hàng

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 7 – Munkas Creative Agency: Đặc Thù Của Ngành Hàng Giúp Cho Nội Dung Thương Hiệu Trở Nên Phổ Quát Hơn)

 

Góc nhìn này gồm 3 yếu tố là thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Đặc thù của ngành hàng thì chủ yếu là tập trung các số liệu và những nghiên cứu mang tính hàn lâm.

 

Munkas Creative Agency gợi ý bạn đọc 7 hướng khai thác cho góc nhìn đặc thù ngành hàng nhằm sáng tạo nội dung hiệu quả cho chiến lược truyền thông thương hiệu như sau:

  • Bản chất của ngành hàng là gì?

 

  • Những yếu tố nào thúc đẩy ngành hàng phát triển?

 

  • Những xu hướng của ngành hàng này là gì?

 

  • Hành vi tiêu dùng thay đổi như nào?

 

  • Thương hiệu phải làm gì để bắt kịp xu hướng?

 

  • Đối thủ đang làm gì?

 

  • Doanh nghiệp đang làm gì tốt hơn đối thủ?

 

Khai Thác Hoạt Động Nội Bộ

 

Content Marketing: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

(Ảnh 8 – Munkas Creative Agency: Nội Bộ Doanh Nghiệp Luôn Là Đề Tài Thú Vị Để Khai Thác Nội Dung Phát Triển Chiến Lược Thương Hiệu Doanh Nghiệp)

 

 

Nội bộ, nhân viên và đội ngũ nhân sự là một cộng đồng lớn, vừa chứa đựng nhiều câu chuyện để khai thác, vừa có thể là một kênh truyền thông mang tính truyền miệng (word of mouth) rất hiệu quả. Vấn đề đối với các nội dung này là tính khách quan và chủ quan đan xen rất đa dạng về màu sắc lăng kính. Do đó, góc nhìn về hoạt động nội bộ để khai thác các chủ đề nội dung thường phù hợp với những chiến dịch truyền thông thương hiệu doanh nghiệp hoặc các trường hợp cần xử lý khủng hoảng truyền thông.

 

Các nghi vấn có thể đặt ra khi khai thác theo góc nhìn này có thể kể đến như sau:

  • Nhân viên đang nghĩ gì về sản phẩm và dịch vụ?

 

  • Đội ngũ nhân viên đã thực sự hiểu về  triết lý thương hiệu?

 

  • Người lao động có tin tưởng như thế nào vào người lãnh đạo?

 

  • Họ sẽ nói gì về thương hiệu trong khủng hoảng?

 

  • Họ sẽ nói gì về các giá trị của công ty?

 

*Xem Thêm: 7 Thuật Ngữ Thú Vị Trong Lĩnh Vực Truyền Thông Có Thể Bạn Chưa Biết

 


 

Đây cũng những phân tích của Munkas Creative Agency về 7 góc nhìn sáng tạo cho chiến lược truyền thông thương hiệu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà quảng cáo nói chung và đặc biệt là những nhà điều hành truyền thông bất động sản nói riêng có thêm kiến thức để xây dựng chiến lược thành công cho doanh nghiệp.

 

 

Munkas Creative Agency