Góc Nhìn Thị Trường Bất Động Sản
Bất động sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Hàng năm, ước tính thị trường bất động sản đóng góp gần 8% GDP của các nước. Do đó, sự phát triển của ngành này được xem là sự phản chiếu cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra rằng thị trường bất động sản có phải là tấm gương phản chiếu toàn bộ mô hình kinh tế đất nước hay không?
Tại Việt Nam, mô hình kinh tế hỗn hợp đang lên ngôi kéo theo sự phát triển tương xứng của đa ngành nghề. Tất nhiên, bất động sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Song, thị trường này đang “một mình một ngựa” hay áp dụng mô hình thực tế của kinh tế Việt Nam hiện tại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Munkas Agency tìm hiểu về kinh tế hỗn hợp và những ảnh hưởng lên thị trường bất động sản.
*Tham Khảo: Bức Tranh Bất Động Sản Với Màu Sắc Của Nền Kinh Tế Hỗn Hợp Tại Việt Nam
Nền Kinh Tế Hỗn Hợp Tại Việt Nam
Từ Lý Thuyết Chính Trị Đến Kinh Tế
Nền kinh tế hỗn hợp (Mixed-economy) là mô hình tổ chức nền kinh tế tương đối phổ biến trên thế giới nhằm sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong mô hình kinh tế hỗn hợp, nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại như tư nhân, tập thể, Nhà nước. Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sức mạnh tổng thể của toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế hỗn hợp chấp nhận thị trường tự do và cả sự can thiệp của Chính phủ.
Các mô hình kinh tế kinh điển như Kinh tế Thị trường Tự do, hay nền Kinh tế Kế hoạch Tập trung thường chỉ mang tính lý thuyết. Trên thực tế, các nền kinh tế thường tạo điều kiện cho sự tương tác tương đối tự do của các thành phần kinh tế khác nhau trên thị trường. Đồng thời, toàn bộ nền kinh tế chấp nhận sự can thiệp nhất định của Chính phủ trong điều tiết và điều hành ở mức độ vĩ mô.
“Bàn Tay Vô Hình” Và “Bàn Tay Hữu Hình”
Sự can thiệp của Chính phủ được coi là sự cần thiết để xử lý những thất bại, khủng hoảng của thị trường. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế theo chủ nghĩa tự do cho rằng “Sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế nên được giới hạn ở mức tối thiểu, nên để bàn tay vô hình điều tiết thị trường”.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm:
- Kinh tế tư nhân,
- Kinh tế tập thể,
- Thành phần kinh tế Nhà nước.
Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và các thành phần kinh tế khác được xem là bộ phận cấu thành. Do đó, kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế tổng thể.
Về bản chất, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần. Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau với vai trò là một chủ thể tham gia thị trường. Đồng thời, Nhà nước cũng đóng vai trò điều hành, điều tiết thị trường và toàn bộ nền kinh tế.
*Xem Thêm: Thị Trường Bất Động Sản Quý IV/2022: “Bàn Tay Vô Hình” Được Kích Hoạt!
Thị Trường Bất Động Sản 10 Năm Qua Dưới Góc Nhìn Của Kinh Tế Học
Tác Động Của Lĩnh Vực Bất Động Sản Đến Kinh Tế – Xã Hội
Thị trường bất động sản là có tầm quan trọng cực lớn đối với nền kinh tế đất nước. Nó có quan hệ trực tiếp với các thị trường khác như tài chính, xây dựng, nguyên vật liệu, lao động, … Bởi vậy, không ngoa khi nói rằng “Sự phát triển của bất động sản chính là nền móng, là tiền đề nâng cao giá trị của nền kinh tế”. Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường nhà đất Việt Nam trong 10 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng, nguồn vốn, cơ cấu cũng như các chủ thể tham gia thị trường.
Từ những năm 1987, bất động sản Việt Nam đã manh nha chuyển mình sang nền kinh tế thị trường. Luật đất đai Quốc hội ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý bất động sản để thị trường trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu hay người mua đất vẫn có thể tự do mua bán và được tạo điều kiện tối đa trong quyền sử dụng, sở hữu nhà đất. Có thể nói, hoạt động của thị trường bất động sản đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường hoàn toàn dưới sự quản lý, điều tiết của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
*Đọc Thêm: Sự Biến Đổi Của Thị Trường & Tính Linh Hoạt Từ Nhà Quảng Cáo Trong Marketing Bất Động Sản
Tính Quy Luật Có Thể Thấy Nhưng Không Thể Dự Đoán
Tuy nhiên, thị trường này luôn có vô vàn những biến động . Bởi lẽ, sự giao động của bất động sản được ví như hình đường hình SIN bất đối xứng. Thị trường có thể trải qua các giai đoạn như tăng trưởng, ổn định, nóng sốt, trầm lặng hay thậm chí đóng băng. Không đâu xa, trong thời kỳ dịch bệnh vừa qua, bất động sản Việt Nam được đánh giá là ảm đạm, trầm lặng. Các doanh nghiệp không có quá nhiều cơ hội để tung gia nhiều sản phẩm đa dạng.
Quan hệ cung – cầu cũng trở nên chênh lệch hơn bao giờ hết khiến thị trường kém ổn định. Song, nửa đầu năm nay, thị trường này lại rơi vào các cơn “nóng sốt”. Bất động sản đang trên đà tăng mạnh kéo theo nhiều cơn sốt đất càn quét ở nhiều nơi. Điều này đã gây ra vô số những hệ lụy cho cả người mua lẫn người bán.
Các giai đoạn khác nhau như khủng hoảng, sốt bong bóng hay đóng băng đều ảnh hưởng đến nền kinh tế. Thị trường bất động sản không chỉ ảnh hưởng mà nó còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Do đó, mặc dù phát triển định hướng kinh tế thị trường tuy nhiên bất động sản vẫn cần những giải pháp quản lý của Chính phủ. Từ việc điều hành, quản lý của Chính phủ đến hệ thống pháp lý bất động sản cần được hoàn thiện từng ngày. Điển hình là việc cải cách về cơ chế, quy trình, thủ tục đã tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng; đặc biệt là việc xử lý dứt điểm nợ xấu.
Thị Trường Bất Động Sản Là Sự Phản Ánh Của Nền Kinh Tế Hỗn Hợp Tại Việt Nam
Như chúng ta đã biết, kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế có đặc điểm của các hệ thống kinh tế khác nhau. Nó có thể bao gồm các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, có thể kết hợp giữa chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa; hoặc thậm chí là sự kết hợp giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch.
“Đứa Con Lai” Gián Tiếp Chi Phối Thị Trường Bất Động Sản
Nhìn vào thực tế của bất động sản Việt Nam, ta có thể thấy rằng thị trường này là sự phản ánh rõ nét của nền kinh tế hỗn hợp. Vì nó được phát triển bởi nhiều cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, bất động sản vẫn phụ thuộc và được kiểm soát bởi hệ thống quản lý của Chính phủ.
Khi Việt Nam bắt đầu dịch chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường bất động sản từ đó cũng có nhiều thay đổi. Môi trường kinh doanh, mua bán trở nên linh hoạt hơn. Các chuỗi cung cầu cũng ngày càng đa dạng mở ra nhiều cơ hội phát triển. Nhìn chung, bất động sản Việt Nam được đánh giá có độ tự do kinh tế cực cao.
Thị Trường Bất Động Sản: Khi Khoảng Cách Giữa Giai Cấp Xã Hội Luôn Được Cân Bằng
Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn chịu sự chi phối của nhà nước với mục tiêu xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là dạng kinh tế kế hoạch tập trung có sự can thiệp từ nhà nước. Việc này sẽ giúp cho thị trường được quản lý một cách chặt chẽ, bình ổn giá cả và đặc biệt, hạn chế sự thao túng của những phần tử cơ hội.
Thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây có khá nhiều biến động. Đi cùng với sự phát triển sau đại dịch thì bất động sản Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều những thách thức lớn. Vấn đề thổi giá, sốt đất ảo đang là một bài toán khiến nhiều nhà quản lý phải đau đầu. Tuy nhiên, mới đây Chính phủ đã ban hành luật đất đai mới với nhiều điều luật cải tiến. Các chủ doanh nghiệp, người mua lẫn người bán sẽ được bình ổn trong giới hạn của pháp lý bất động sản, từ đó ngăn chặn các hành vi thao túng giá cả trên thị trường.
Mặc dù hoạt động dưới sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ, bất động sản vẫn được nhà nước tạo cơ hội để các cá nhân, doanh nghiệp tự do phát triển trong lĩnh vực mua bán. Bên cạnh các chính sách bảo đảm quyền lợi cho người dân, nhà nước còn tổ chức các hoạt động xúc tiến phát triển trên thị trường. Các kế hoạch đầu tư đường xá, quy hoạch hạ tầng cũng tạo đà đẩy mạnh tiềm năng của bất động sản Việt Nam.
Kết Luận: Kinh Tế Hỗn Hợp Vẫn Sẽ Phù Hợp Với Thị Trường Bất Động Sản Việt Nam?
Nhìn chung, những biến đổi của kinh tế là yếu tố quan trọng làm thay đổi bộ mặt của thị trường bất động sản. Ngược lại, bất động sản chính là cơ sở giúp cho nền kinh tế quốc gia trở nên phát triển. Do đó, tìm một hướng đi ổn định cho nền kinh tế chính là chìa khóa cho việc phát triển bất động sản trong tương lai.
Thông qua bài viết, Munkas Creative Agency đã phân tích chi tiết về mối tương quan giữa thị trường bất động sản với nền kinh tế hỗn hợp tại Việt Nam. Có thể nói, bất động sản tại Việt Nam chính là minh chứng sống động cho việc áp dụng kinh tế hỗn hợp vào việc phát triển đất nước. Với những bước cải tiến vượt bậc trong mô hình, Munkas Creative Agency tin rằng bất động sản tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và dần trở thành bàn đạp để thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
*Tham Khảo: Chiến Thuật “Đứng Trên Vai Người Khổng Lồ” Dưới Góc Nhìn Của Truyền Thông Bất Động Sản
Munkas Creative Agency