“Theo nghiên cứu của Canva – Website chuyên biệt về thiết kế đồ họa phổ biến tại Việt Nam, thống kê và lập luận chỉ ra rằng yếu tố màu sắc ảnh hưởng đến 85% quyết định mua hàng của khách hàng. Bên cạnh đó, màu sắc còn giúp tăng nhận thức về thương hiệu lên đến hơn 80%”.

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Đóng Vai Trò Quan Trọng Thế Nào Trong Tiếp Thị Quảng Cáo?

(Ảnh 1 – Munkas Creative Aegcny: Tâm Lý Học Màu Sắc Đóng Vai Trò Quan Trọng Thế Nào Trong Tiếp Thị Quảng Cáo?)

 

Tâm Lý Học Màu Sắc

Màu Sắc & Tâm Lý Con Người

Từ cổ chí kim ở các nền văn minh trên toàn thế giới, màu sắc có thể mang những ý nghĩa khác nhau. Và ở góc độ phổ quát, màu sắc thường có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý con người. Màu sắc có thể khiến chúng ta chọn sản phẩm, bao bì vật phẩm hay nơi chốn này thay vì sản phẩm, bao bì vật phẩm hoặc nơi chốn khác. Thậm chí, hành vi truy cập kỹ thuật số (digital technology behaviours) cũng bị ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc vô thức như: cuộn xuống (scroll), nhấp vào (click) hay bỏ qua một nút trên websitem, … 

 

Tâm Lý Học Màu Sắc & Tiếp Thị Quảng Cáo

Cũng chính vì thế, những nhà thiết kế luôn nghiên cứu và lựa chọn màu sắc cẩn thận cho thương hiệu. Tự thân các doanh nghiệp sử dụng tâm lý học màu sắc trong tiếp thị và quảng cáo xoay quanh 3 lý do chính yếu sau đây:

  • Định Hình Nhận Diện Thương Hiệu: công ty lựa chọn các bảng màu giúp truyền tải tính cách thương hiệu (brand personality). Một bảng màu phù hợp còn là yếu tố cần thiết để thể hiện quan điểm thương hiệu.

 

  • Khai Thác Dựa Trên Tệp Khách Hàng Mục Tiêu: bằng cách lựa chọn màu sắc theo sở thích của các nhóm đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp hoặc thương hiệu có thể hướng khai thác mục tiêu tiếp thị quảng cáo đến từng nhóm nhân khẩu học (demographic) cụ thể.

 

  • Gia Tăng Tỷ Lệ Chuyển Đổi (% CR): nhiệm vụ có thể là nhấn nút kêu gọi hành động (CTA) hoặc đăng ký nhận bản tin Email. Nhiều nghiên cứu (bạn có thể tham khảo bài test từ Hubspot) chỉ ra rằng việc thay đổi màu sắc của các nút CTA có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi.

 

Munkas Creative Agency & Sitepoint Community - Button Click Color (HTML)

(Ảnh 2 – Sự Khác Biệt Trong Việc Lựa Chọn Màu Sắc Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Nhấp Chuột Của Người Dùng (Nguồn: Sitepoint Community)

 

 

*Kiến Thức Sáng Tạo: 7 Góc Nhìn Sáng Tạo Nội Dung Cho Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu

8 Màu Sắc & Ý Nghĩa Thông Điệp Của Thương Hiệu

Mỗi màu sắc có ý nghĩa gì và ảnh hưởng thế nào đến tâm lý của người tiêu dùng? Hãy cùng Munkas Creative Agency điểm qua 8 màu sắc cơ bản thường thấy ở các thương hiệu lớn trên toàn thế giới và phân tích xem ý nghĩa tận sâu bên trong là gì nhé!

 

Màu Trắng & Đen

Có một điểm thú vị rằng theo góc độ khoa học, trắng và đen không hẳn là màu. Ta nhìn thấy một vật có màu trắng là do nó có khả năng phản chiếu tất cả các ánh sáng đơn sắc. Chúng trộn với nhau tạo thành một khái niệm gọi là ánh sáng trắng. Do đó, màu trắng là màu có độ sáng cao nhưng giá trị màu sắc bằng 0. Ngược lại với vật có màu đen, nó không phản chiếu hoặc phản chiếu không đáng kể ánh sáng lại mắt của chúng ta.

 

  • Màu Trắng

Xét theo góc độ của tiếp thị quảng cáo, màu trắng mang lại cảm giác sạch sẽ, trong sáng, ngây thơ, tối giản và sự hoàn hảo. Do đó, chúng ta thường thấy màu trắng được sử dụng cho các lĩnh vực sản phẩm cho trẻ em, trang sức, y tế, sức khoẻ và sản phẩm công nghệ tiêu dùng hiện đại.

 

Một trong những thương hiệu sử dụng nhiều màu trắng chủ đạo để truyền tải cảm giác về sự hoàn hảo đó chính là hãng công nghệ Apple của Hoa Kỳ (USA)

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 3 – Apple: Hãng Công Nghệ Sử Dụng Tông Màu Trắng Làm Chủ Đạo)

 

  • Màu Đen

Còn màu đen mang lại cảm giác quyền lực, bí ẩn, sang trọng và có phần trưởng thành. Trong nền văn hoá Á Đông nói riêng, màu đen thường mang ý nghĩa không may mắn. Tuy nhiên, màu đen vẫn là màu khiến người xem cảm nhận được sức mạnh, uy thế, sự nghiêm chỉnh và trên hết là toát ra vẻ quyền lực nội tại. Màu đen kết hợp với màu nổi như cam, đỏ hay vàng sẽ đem lại những thông điệp rất mạnh mẽ. Còn khi kết hợp với trắng, cặp đôi này sẽ đem lại sự tinh tế và sang trọng. Do đó, màu đen thường được sử dụng trong logo của các nhãn hàng cao cấp như Chanel, Honda, Adidas, Nike, ….

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 4 – Màu Đen Huyền Bí Luôn Được Nhiều Thương Hiệu Sang Trọng Trên Thế Giới Tin Dùng)

 

Màu Đỏ

Tiếp đến là màu đỏ. Đây là một màu rực rỡ, nhiệt huyết, lãng mạn, quyền lực và đôi lúc, màu đỏ còn đại diện cho sự mất kiểm soát.  Nền văn hoá Á Đông thường được xem như màu đỏ là đại diện của tài lộc và may mắn. Vì tính chất nổi bật, màu đỏ thường dùng để báo hiệu sự nguy hiểm như đèn giao thông, bảng hiệu dừng, xe cứu hoả, đèn cứu thương, …

 

Màu đỏ cũng sẽ thu hút ánh nhìn và tạo nên sự khao khát nên thường được dùng cho các thiết kế chủ đề tình yêu, lễ hội, … Bên cạnh đó, các nhãn hàng đồ ăn, thức uống như KFC, Lotteria hay Coca-cola cũng sử dụng màu đỏ để mong thực khách sẽ thưởng thức ngon miệng hơn.

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 5 – Coca-Cola Được Người Tiêu Dùng Việt Nam Nhớ Đến Với Màu Đỏ Đặc Trưng Trên Sản Phẩm)

 

Màu Xanh Dương

Thứ tư là màu xanh dương. Vì được tìm thấy nhiều trong thiên nhiên như màu trời, biển cả, … nên màu xanh dương thường mang lại cảm giác yên bình, thư giãn và tinh khiết. Theo tâm lý màu sắc, màu xanh dương là màu được yêu thích đặc biệt bởi nam giới. Do đó, phần lớn sản phẩm dành cho đàn ông đều ưa chuộng màu này. Ngoài ra, màu xanh dương còn được xem là một màu mang tính an toàn, ổn định, tin nhiệm và sự chuyên nghiệp. Thế nên, những công ty về Tài chính, Sức khoẻ, Công nghệ, Bảo hiểm thường ưu ái dùng màu xanh dương như PayPal, Meta, Twitter, Samsung, Facebook, Meta, …

 

Một điều thú vị là hầu hết các công ty trong “Danh Sách Fortune 500” lại sử dụng logo có màu xanh dương.

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 6 – Màu Xanh Dương Được Xem Như Là Biểu Tượng Của Quyền Tự Do)

 

Màu Xanh Lá

Kế đến là màu xanh lá. Chúng ta thường biết đến màu xanh lá là màu của mẹ thiên nhiên, cây cỏ, môi trường và có khả năng đem lại cảm giác thư giãn, chữa lành. Màu xanh lá cũng là màu sắc giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Sử dụng màu xanh lá giúp đem lại cảm giác tăng trưởng, mới mẻ, sự lạc quan, hy vọng và cân bằng.

 

Phần lớn những doanh nghiệp sử dụng xanh lá hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến môi trường, sức khoẻ, lối sống, thực phẩm sạch, y tế.

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 7 – Tiếp Thị Quảng Cáo Bằng Màu Xanh Dương Mang Lại Cảm Quan Về Sự Cân Bằng)

 

Màu Vàng

Gợi nhớ đến màu vàng, chúng ta thường nghĩ đến ánh nắng mặt trời, sự ấm áp, năng lượng, cộng đồng. Màu vàng còn được xem như màu biểu tượng của những người hướng ngoại. Tuy nhiên, màu vàng cũng là màu khiến ta dễ mỏi mắt khi nhìn nhiều, thậm chí đôi khi đem lại cảm giác khó chịu.

 

Các thương hiệu sử dụng màu vàng thường kinh doanh sản phẩm mang tính hưởng thụ, dễ tiếp cận, trẻ trung và có phần nhí nhố vui tươi, có thể kể đến như IMBb, National Geographic, Nikon và US Open.

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 8 – Tâm Lý Học Màu Sắc & Màu Vàng Được Thể Hiện Nổi Bật Nhất Qua Chương Trình National Geographic)

 

Màu Tím

Tiếp theo, màu tím thường được xem là một sắc màu bí ẩn, tâm linh và giàu tính tưởng tượng. Màu tím thường ít được tìm thấy trong thiên nhiên nên sẽ gợi đến sự quý hiếm và đức tính tò mò. của con người. Ngoài ra, màu Tím còn là màu sắc của hoàng tộc và sự vương giả giàu có.

 

Màu tím đậm tạo nên cảm giác quý phái, giàu có; trong khi đó, màu tím nhạt mang lại nét nữ tính, hoài cổ, giàu cảm xúc. Màu tím thường được dùng cho những sản phẩm, dịch vụ dành cho phái nữ, hay sản phẩm làm đẹp, chống lão hoá, tâm linh hoặc mang tính sáng tạo cao như Yahoo, Cadbury Dairy Milk, Twitch…

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 9 – Tiếp Thị Quảng Cáo Bằng Màu Tím Thường Được Các Doanh Nghiệp Ứng Dụng Cho Các Chiến Dịch Mang Lại Giá Trị Dài Hạn)

 

Màu Nâu

Sau cùng là màu nâu – một màu sắc gợi nhớ đến thiên nhiên, đất mẹ. Màu nâu đem lại cảm giác thô mộc, tốt lành, bền bỉ, thật thà và thoải mái. Màu nâu không phải là một màu nổi bật mà sẽ đem lại cảm giác vững chãi, khiêm tốn và sự tự tin. Trong thời đại khi nhiều thương hiệu bắt đầu sản xuất sản phẩm với thành phần từ nguồn gốc thiên nhiên, màu nâu được sử dụng khá rộng rãi trong thiết kế thương hiệu.

 

Chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy màu nâu ở những thiết kế thương hiệu có liên quan đến thức ăn, sản phẩm organic, làm đẹp, thủ công mỹ nghệ và nội thất như: Louis Vuitton, Gloria Jean’s Coffee, Ups, M&M’ hay Cracker Barrel..

 

Munkas Creative Agency - Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Tiếp Thị Quảng Cáo

(Ảnh 10 – Màu Nâu Thường Được Đi Kèm Với Màu Đen & Vàng Trong Các Ấn Phẩm Truyền Thông)

 

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng biệt. Cho nên, để lựa chọn chính xác màu sắc cho thiết kế thương hiệu, chúng ta cần nắm rõ ý nghĩa cơ bản và vận dụng chúng phù hợp. Munkas Creative Agency hi vọng quý Khách hàng sẽ có thể ứng dụng tâm lý học màu sắc một cách hiệu quả vào các hoạt động tiếp thị quảng cáo của doanh nghiệp và thương hiệu của mình.

 

*Đọc Thêm: 8 Xu Hướng Marketing Đang Thống Trị Nửa Đầu Năm 2022

 

Munkas Creative Agency

(nguồn: brandcamp.asia)