Khái niệm 4P trong marketing xuất hiện lần đầu vào năm 1964 trong bài báo của Neil Borden. Sau nhiều lần cải tiến thì 4P trong Marketing đã được chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy nhóm lại thành 4 thành phần cơ bản là: Product (Sản Phẩm); Price (Giá); Place (Địa Điểm); Promotion (Quảng Bá). Trong bài viết dưới đây, Munkas Creative Agency sẽ giúp các bạn biết được 4P trong Marketing có còn phù hợp trong kỷ nguyên 5.0 hay không.

 

4P Trong Marketing

(Ảnh 1 – Munkas Creative Agency: Marketing Mix (4Ps)

Ứng dụng 4P trong ngành bất động sản

4P Trong Marketing

Nhiều doanh nghiệp ứng dụng 4P trong ngành bất động sản nhằm nhìn thấu thị trường và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp bất động sản có thể nắm rõ hơn về dự án, lập chiến lược chinh phục khách hàng và mang đến nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. Hơn nữa 4P trong marketing khi ứng dụng cho bất động sản sẽ tạo ra những mặt lợi như sau: 

  • Tạo tính cạnh tranh trên thị trường.
  • Gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tư.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu cùng uy tín doanh nghiệp.

Đây là một phương pháp marketing hiện đại được áp dụng và thành công trên nhiều mặt và có ích dù ở bất kỳ thời điểm nào. 

 

VinGroup Đã Áp Dụng Chiến Lược 4P Trong Marketing Cho Các Sản Phẩm Bán Ra Trên Thị Trường

Lấy một ví dụ cụ thể là Vinhomes. Đây là dự án đem lại lợi nhuận cao cho tập đoàn VinGroup. Kể từ 2018, Vinhomes phất lên như “diều gặp gió” nhờ áp dụng chiến lược 4P trong marketing, cụ thể như sau:

  • Product: Các dãy nhà của Vinhomes luôn nằm ở vị trí đắc địa “nhất cận thị, nhì cận giang, tam cận lộ”. Cơ sở hạ tầng sang trọng và hiện đại. Nhiều tiện ích mới, có lợi cho người dân. 

 

  • Place: Hệ thống Vinhomes phủ rộng trên toàn quốc. Điều này khiến nó nhanh chóng phủ sóng. Một số dự án nổi bật phải kể đến là: Vinhomes Ba Son, Vinhomes Metropolis, Vinhomes Royal City, Vinhomes Royal City, Vinhomes Nguyễn Chí Thanh,…

 

  • Price: Vinhomes sở hữu giá trị bất động sản thành công khi được gắn liền với thương hiệu của Vingroup. Vinhomes cũng làm cho chúng ta nghĩ tới sự sang trọng và đẳng cấp. Và tất nhiên, giá cả cũng sẽ tỷ lệ thuận với đẳng cấp đó. 

 

  • Promotion: Slogan “Nơi hạnh phúc ngập tràn” giúp khách hàng tưởng tượng ra được sự hạnh phúc khi sở hữu căn hộ. Bên cạnh đó, Vinhomes đầu tư mạnh vào lối marketing hiện đại qua Facebook, chạy video quảng cáo YouTube, TikTok, …

 

VinGroup & 4Ps Marketing

(Ảnh 2 – Các Dự Án Bất Động Sản Của Tập Đoàn VinGroup Có Thể Phân Tích Bằng Mô Hình 4P)

 

*Xem thêm: 7 Yếu Tố Đáng Chú Ý Trong Chiến Dịch Truyền Thông Bất Động Sản

 

Marketing Hiện Đại & Vai Trò Của 4P Trong Marketing Đối Với Hoạt Động Doanh Nghiệp

Có thể nói, mô hình phân tích 4P là một chiến lược marketing hiện đại nhằm thúc đẩy doanh nghiệp thành công và tăng trưởng một cách bền vững. Dưới đây là điểm mạnh yếu cùng vai trò của 4P trong marketing

 

Vai Trò Của Sản Phẩm 4P Trong Marketing Đối Với Doanh Nghiệp

Sản phẩm là hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Thách thức lớn cho doanh nghiệp đó là sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải là thứ mà khách hàng cần và đạt được chất lượng mà khách hàng mong muốn. Những yếu tố quyết định một sản phẩm/ dịch vụ đạt chất lượng phải kể đến là: giá trị, chất lượng, bảo hành, bao bì nhãn mác, tính năng, các dòng sản phẩm hay các cấp độ dịch vụ.

 

Marketing Mix (4P)

(Ảnh 3 – Munkas Creative Agency: Marketing Mix Vẫn Có Thể Khai Thác Tốt Trong Kỷ Nguyên Hiện Đại)

 

Trong những năm gần đây, hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi khiến cho doanh nghiệp buộc phải thay đổi. Khách hàng quan tâm tới chất lượng lẫn nhãn mác hoặc quy trình làm việc có chỉnh chu hay không thay vì tin vào lời quảng cáo. Chính vì thế, doanh nghiệp đã đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu nhằm giữ chân khách và nâng cao giá trị sản phẩm, định hình thương hiệu cho mình. 

 

Yếu Tố Giá Cả (Price) Đối Với Doanh Nghiệp

Giá cả sẽ bao gồm các yếu tố như: phương thức thanh toán, các điều khoản thanh toán, chiết khấu, hoa hồng, thanh toán liên kết, dùng thử miễn phí, tùy chọn gói đăng ký…Doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được tăng trưởng và tăng lợi nhuận khi tiếp cận đúng cách và định giá tối ưu sản phẩm/dịch vụ đó. 

 

Vai Trò Của Địa Điểm (Place) Đối Với Phân Phối Của Doanh Nghiệp

Kênh bán hàng trong mô hình 4P khá quan trọng. Bởi mỗi sản phẩm/dịch vụ nếu chọn được một kênh bán hàng phù hợp sẽ giúp cho khách hàng tiếp cận nhanh chóng hơn. Các kênh bán sản phẩm sẽ bao gồm: chuỗi cửa hàng, web thương mại điện tử, bán hàng trực tiếp,… cùng một số bộ phận hậu cần như: trung tâm phân phối, vận chuyển sản phẩm, kho bãi và tồn kho.

Nếu yếu tố này được vận dụng tốt thì chiến lược tiếp thị sẽ thành công hơn, thu hút sức mua của người tiêu dùng hiệu quả. 

 

Yếu Tố Khuyến Mãi (Promotion) Tác Động Đến Quy Trình

Các hoạt động như: hỗ trợ bán hàng bao gồm quảng cáo truyền hình, PR, tiếp thị trực tiếp, đội ngũ bán hàng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên web, truyền thông xã hội, biển quảng cáo ngoài trời…đều là các hoạt động xúc tiến doanh nghiệp. Nhờ khả năng thu hút các khách hàng tiềm năng chú ý đến sản phẩm mà chúng đóng vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.

 

*Xem Thêm: Marketing Trong Bất Động Sản: Thị Trường, Khẩu Vị Và Khả Năng Thích Ứng Của Nhà Quảng Cáo

 

Các Chiến Thuật Đúc Kết Từ 4P Trong Marketing

4P trong marketing được xem là chiến lược marketing hiện đại nhờ ứng dụng số hóa trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực sẽ có một kiểu ứng dụng khác nhau. Mọi người cần lên chiến lược thật kỹ để tránh sai sót xảy đến. 

Khi bạn đã đặt ra các mục tiêu thực tế và có thể đo lường được, hãy xác định xem bạn sẵn sàng chi bao nhiêu để đạt được mục tiêu của mình.

 

Marketing Strategy

(Ảnh 4 – Munkas Creative Agency: Marketing Strategy Connting Digital Devices Concept)

 

Nghiên Cứu Khách Hàng Mục Tiêu

Để xây dựng một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng của bạn muốn mua, bạn cần biết họ là ai. Tìm các phân khúc khác nhau trong đối tượng mục tiêu của bạn và tạo hồ sơ khách hàng riêng biệt cho từng phân khúc. Hãy tham khảo những điều này khi bạn đang phát triển các chiến lược của mình.

 

Xác Định Mục Đích Bán Hàng

Làm rõ đề xuất bán hàng độc đáo của bạn là gì thông qua khảo sát khách hàng, phỏng vấn một nhóm tập trung. Tại đây, bạn sẽ xác định được những lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ mang lại cho khách hàng và cách bạn giỏi hơn bất kỳ ai khác trong việc giải quyết các vấn đề của họ.

 

Đánh giá Mức Độ Cạnh Tranh

Thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh để hiểu các chiến lược và chiến thuật khác nhau mà đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng. Kiến thức này sẽ đặc biệt hữu ích khi bạn đang tạo chiến lược giá của mình.  

 

Xác Định Được USP Của Sản Phẩm

Liệt kê những phẩm chất độc đáo và giá trị của sản phẩm của bạn. Bạn có thể xây dựng dựa trên những điều này khi bạn tiếp thị nó cho khách hàng của mình. Bạn có thể sử dụng bản đồ tư duy bên dưới khi bạn xác định các tính năng độc đáo của sản phẩm của mình. Hãy cẩn thận trong mọi tình huống để giúp việc bán sản phẩm/dịch vụ trở nên suôn sẻ hơn. 

 

*Xem Thêm: USP – Lợi Thế Cạnh Tranh Đơn Thuần Hay Yếu Tố Quyết Định Cho Một Dự Án Bất Động Sản?

 

Xây Dựng Chiến Lược Về Giá

Sử dụng nghiên cứu đối thủ cạnh tranh mà bạn đã thực hiện, xây dựng chiến lược giá cả. Đảm bảo rằng bạn không định giá quá cao hoặc định giá thấp hơn sản phẩm của mình.

 

Lựa Chọn Kênh Truyền Thông & Hình Thức Quảng Cáo

Chọn các kênh bạn sẽ phân phối sản phẩm của mình dựa trên loại sản phẩm hoặc dịch vụ và khách hàng mục tiêu của bạn. Và chọn các kỹ thuật khuyến mại bạn muốn chọn dựa trên ngân sách của bạn, cũng như khách hàng và sản phẩm của bạn.

 

Liệu 4P Có Thể Ứng Dụng Vào Số Hóa Của Trong Kỷ Nguyên 5.0?

 

4P Trong Marketing Bất Động Sản

(Ảnh 5 – Munkas Creative Agency: 4P Trong Marketing Vẫn Áp Dụng Hiệu Quả Cho Marketing Bất Động Sản

 

Trong kỷ nguyên 5.0, 4P trong marketing hoàn toàn có thể ứng dụng được, tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng ở tính chất tương đối. Việc quảng bá quá đà không còn khiến cho khách hàng tin tưởng vào dịch vụ nữa. Chính vì thế, người ta phối hợp chiến lược 4P trong marketing cùng nhiều chiến lược marketing khác để tạo thành một chiến lược đánh vào tâm lý khách hàng nhiều hơn. Lấy nỗi đau của khách hàng làm trung tâm để khai thác dịch vụ, đưa cho cho khách hàng thứ mà họ muốn. Từ đó nâng cao sức mua của khách hàng cho doanh nghiệp. 

 

*Đọc Tiếp Theo: 4P Trong Marketing: Liệu Có Còn Phù Hợp Trong Kỷ Nguyên 5.0?

 

 

Munkas Creative Agency