Lý thuyết và thực nghiệm là hai yếu tố đồng hành, tương hỗ lẫn nhau trong mọi vấn đề. Đây cũng là quy luật thực tế được áp dụng trong các phương pháp, mô hình marketing hiện nay. Bàn về vấn đề này, tương đối nhiều góc nhìn sẽ được “mổ xẻ”.

 

Tuy nhiên, mô hình AIDA là một trong những hình thức được quan tâm nhất. Bởi nó mang đến cho các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh và các thương hiệu những lợi thế lớn trên thương trường. Ngay sau đây, Munkas Creative Agency sẽ diễn giải kỹ càng hơn về mô hình lý thuyết truyền thông này nhé!

 

Mô Hình Lý Thuyết AIDA

Mô hình lý thuyết AIDA là một trong những chiến lược marketing phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thực tế, mô hình này đã được phát triển cách đây từ khá lâu. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự bùng nổ trong giai đoạn công nghệ số hiện nay với đa nền tảng quảng bá cho các sản phẩm lẫn dịch vụ của doanh nghiệp.

 

Munkas Creative Agency - Marketing Model: AIDA

(Ảnh 1 – Munkas Creative Agency: Mô Hình Lý Thuyết Marketing AIDA)

 

Lịch Sử Hình Thành

Năm 1898, Elias St. Elmo Lewis, nhân viên phụ trách của Quảng cáo của Hall of Fame, đã thực hiện một bài báo về ba nguyên tắc quảng bá. Đây là các nguyên tắc dựa trên kinh nghiệm và hiệu quả thực tế được Elmo Lewis đúc rút ra. Trong báo cáo kể trên, ông đã nói rằng các nhà quảng bá nên tuân theo một nguyên tắc để tạo ra các chiến dịch thành công.

 

“Nhiệm vụ đầu tiên của quảng cáo là tạo sự thu hút cho người đọc để nhìn vào và dành sự quan tâm. Sau đó, thuyết phục được họ tin vào điều mình muốn đề cập đến. Và nếu một chiến dịch quảng cáo có đủ 3 yếu tố trên sẽ được xem là một chiến dịch thành công”. Nghĩa rằng, quảng cáo chỉ thực sự phát huy giá trị của nó khi tạo được sức hút, sự quan tâm cũng như thuyết phục được khách hàng.

 

Quan điểm này của Lewis sau một thế kỷ chứng minh được giá trị của nó. Hiện nay, mô hình này được gói gọn trong một từ viết tắt là AIDA và được ứng dụng rộng rãi trong ngành quảng cáo.

 

Định Nghĩa

Mô hình AIDA là viết tắt của 4 giai đoạn chính là Attention – Interest – Desire – Action. Đây là một dạng mô hình thuật lại quá trình tâm lý của người mua trước khi đưa ra quyết định mua hàng. 

 

Bốn giai đoạn của mô hình này bao gồm: Chú ý, quan âm, mong muốn và hành động. Đối với từng giai đoạn, doanh nghiệp hoặc thương hiệu sẽ có những nhiệm vụ then chốt để hút khách vào chiến dịch quảng bá cho mình. Từ đó đạt tới mục tiêu khách hàng sẵn lòng “xuống tiền” để mua và trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ. Mô hình dạng AIDA được xem là một dạng phân cấp hiệu ứng, nghĩa rằng người tiêu dùng phải trải qua từng giai đoạn để đi tới quyết định cho mình.

 

Diễn Giải Mô Hình

Như đã nói, AIDA là một mô hình tuân theo 4 giai đoạn cơ bản là: Attention – Interest – Desire – Action. Vậy cụ thể các giai đoạn này như thế nào, hãy cùng Munkas Creative Agency tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây:

 

Munkas Creative Agency - Marketing Model: AIDA

(Ảnh 2 – Munkas Creative Agency: The AIDA Model Hierarchy (Attention – Interest – Desire – Action)

 

Attention – Thu hút sự chú ý

Về lý thuyết, chiến dịch áp dụng mô hình lý thuyết dựa trên AIDA sẽ đưa khách hàng chuyển đổi từ giai đoạn này đến giai đoạn khác để đưa ra quyết định cuối cùng là mua hàng. Do đó, yếu tố Attention hay còn gọi là thu hút sự chú ý sẽ là bước đầu tiên trong chiến dịch này. Bởi, nếu nội dung truyền thông có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, họ sẽ bắt đầu cảm thấy tò mò về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. 

 

Để có thể cụ thể hóa giai đoạn này, trước tiên chúng ta cần sáng tạo một cách tiếp cận với nội dung mới lạ. Ngoài ra, những nhà quảng cáo cũng cần truyền đi thông điệp và xây dựng được nhận thức cho khách hàng về thương hiệu của mình.

 

Interest – Tạo ra sự quan tâm

Khi khách hàng đã thực sự chú ý đến sản phẩm/ dịch vụ, chúng ta cần chuyển hóa qua giai đoạn thứ hai là Interest. Trong giai đoạn này, mục tiêu của doanh nghiệp là đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với khách hàng. Do đó, nội dung tiếp thị cần phải thuyết phục và hấp dẫn để có thể giữ chân khách hàng. 

 

Tất nhiên, để thành công được trong giai đoạn này, Munkas Creative Agency cho rằng chúng ta cần đảm bảo rằng mức độ quan tâm của khách hàng phải đạt ngưỡng nhất định. Thêm vào đó, sản phẩm phải cần phù hợp với nhu cầu và giá trị đối với họ. Càng làm chỉn chu giai đoạn này, cơ hội chuyển đổi của chiến dịch quảng cáo sẽ càng được rộng mở.

 

Desire – Gây dựng thương hiệu và niềm tin cho khách hàng

Tâm lý chung của người tiêu dùng là sử dụng các sản phẩm họ tin dùng và yêu thích. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần củng cố niềm tin và gây dựng thương hiệu một cách chắc chắn. Mục tiêu của giai đoạn này không còn là “Tôi thích nó” mà sẽ chuyển sang thành “Tôi muốn nó”

 

Việc gây dựng niềm tin cho khách hàng là một yếu tố tối quan trọng trong chiến lược marketing. Một ví dụ cho giai đoạn gây dựng thương hiệu có thể nhắc tới các mặt hàng túi xách cao cấp của Louis Vuitton. Nhãn hàng này nổi tiếng với các sản phẩm có thiết kế độc đáo, cầu kỳ và đặc biệt là vô cùng đắt đỏ. Tuy nhiên, Louis Vuitton sẵn sàng hủy các sản phẩm lỗi, tồn kho của mình bất chấp việc mỗi chiếc túi có thể lên tới cả nghìn đô. Đây là một phương pháp gây dựng lòng tin không chạy theo số lượng mà đi theo chất lượng. Bởi vậy, các dòng túi đến từ thương hiệu thời trang đình đám này rất được yêu thích và săn đón trên thị trường.

 

Điều đó đã chứng minh rằng, càng nhiều khách hàng tin tưởng thì sản phẩm càng có khả năng bán chạy. 

 

Action – Thúc đẩy hành động

Sau khi gây dựng được lòng tin và sự yêu thích dành cho khách hàng, hoạt động truyền thông nên thúc đẩy tiềm năng đó bằng cụ thể hóa hành động. Mục tiêu của giai đoạn này là khiến khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng. Để làm được điều đó, chúng ta cần sử dụng các thủ thuật kêu gọi mang tính nhẹ nhàng, nhưng bản chất cổ động cao. Và tất nhiên, doanh nghiệp/ thương hiệu vẫn phải cung cấp một nội dung giá trị, chất lượng dành cho khách hàng của mình. 

 

*Đọc Thêm: Tâm Lý Học Màu Sắc Đóng Vai Trò Quan Trọng Thế Nào Trong Tiếp Thị Quảng Cáo?

 

Khả Năng Ứng Dụng Thành Công Cho Các Dự Án, Doanh Nghiệp Và Thương Hiệu

Mô hình AIDA là một phương pháp tiên tiến trong các chiến dịch marketing. Hiệu quả thực tế đã chứng minh cho vai trò của AIDA trong thành công của các dự án, doanh nghiệp lẫn thương hiệu, cụ thể:

 

  • AIDA giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng quảng bá, khiến khách hàng có thể tin tưởng vào sản phẩm của mình. Bởi lẽ, AIDA không quảng bá một cách ồ ạt mà sẽ đi theo từng giai đoạn tâm lý. Cho nên, phương pháp này được đánh giá là “chậm mà chắc” dành cho doanh nghiệp.

 

  • AIDA giúp cho gây dựng được thương hiệu bền vững. Bởi ngay trong từng giai đoạn của AIDA, khách hàng đều có thể cảm nhận được giá trị trong từng sản phẩm. Cho nên, thương hiệu của doanh nghiệp hoặc thương hiệu cũng sẽ được PR ngầm, không quá lộ liễu và dễ gây thiện cảm cho họ.

 

Tại Sao Mô Hình AIDA Lại Được Áp Dụng Nhiều Tại Thị Trường Việt Nam?

Thị trường Việt Nam trong thời đại công nghệ mới đang có khá nhiều biến động. Nhất là khi, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị phần thì các phương pháp marketing hiệu quả sẽ được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của AIDA là một chiến dịch có khá nhiều điểm tương thích với doanh nghiệp và thị trường Việt Nam. 

 

Munkas Creative Agency - Mô Hình Lý Thuyết AIDA Được Áp Dụng Rất Phổ Biến Tại Việt Nam

(Ảnh 3 – Munkas Creative Agency: Mô Hình Lý Thuyết AIDA Được Áp Dụng Rất Phổ Biến Tại Việt Nam)

 

Điển hình trong vấn đề mua sắm và tiêu dùng, khách hàng Việt thường ưu tiên những sản phẩm có thương hiệu và phù hợp với nhu cầu của bản thân. Họ sẽ sẵn sàng mua đi mua lại nếu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp hoặc thương hiệu thực sự đáp ứng được mong muốn của họ. Bởi vậy, chiến dịch mang tính giai đoạn, thúc đẩy một cách mềm mỏng, nhẹ nhàng sẽ phù hợp hơn với thị trường Việt Nam.

 

Mô Hình AIDA – Sự Lựa Chọn Cân Bằng Giữa Lý Thuyết Và Thực Nghiệm

Việc cân bằng giữa mô hình lý thuyết và thực nghiệm cũng là một yếu tố khiến cho mô hình của AIDA trở nên được thực tế hóa. Hiện nay, có khá nhiều mô hình marketing khác nhau dành cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tồn tại lâu dài và bắt kịp xu hướng của thời đại thì không phải mô hình nào cũng đủ sức làm được. Vậy đối với AIDA thì sao?

 

Munkas Creative Agency: Mô Hình AIDA - Sự Lựa Chọn Cân Bằng Giữa Lý Thuyết Và Thực Nghiệm

(Ảnh 4 – Munkas Creative Agency: Mô Hình AIDA – Sự Lựa Chọn Cân Bằng Giữa Lý Thuyết Và Thực Nghiệm)

 

Sự Cân Bằng & Tính Thực Nghiệm Mang Lại Hiệu Quả Đến Từ Đâu?

Mô hình AIDA theo lý thuyết sẽ cần sự trải nghiệm của khách hàng theo từng bước của mô hình. Điều này sẽ khiến khách hàng hiểu sâu về thương hiệu hoặc câu chuyện doanh nghiệp, qua đó tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Nhìn chung, AIDA đề cao cảm xúc và cảm nhận của khách hàng. Cho nên, trên lý thuyết, các giai đoạn phát triển của nó sẽ được tiến hành dựa trên tâm lý của người tiêu dùng.

 

Nhìn chung, sự cân bằng của mô hình này đến từ việc các lý thuyết đều dựa trên nhu cầu thực tiễn. Nghĩa rằng, nó không xây dựng từ những thứ trừu tượng, xa vời mà được dựa hoàn toàn vào nhu cầu của khách hàng.

 

Tuy nhiên, tính hiệu quả trong thực nghiệm của nó không hoàn toàn đồng nhất. Nếu doanh nghiệp hoặc thương hiệu làm tốt tất cả giai đoạn của mô hình lý thuyết AIDA thì tất nhiên “trái ngọt” sẽ nở rộ. Song, việc này không phải ai cũng có thể làm được. Bởi nắm bắt và chuyển hóa được tâm lý khách hàng không phải là điều đơn giản. Do đó, doanh nghiệp cần tiếp cận thực tế, nắm bắt được nhu cầu cũng như các xu hướng quảng bá mới trên thị trường. Có như vậy thì chiến dịch AIDA mới mang lại hiệu quả và thành công.

 

Mô Hình AIDA Còn Có Thể Áp Dụng Được Cho Hoạt Động Marketing Truyền Thống Không?

Các chiến dịch AIDA được đánh giá là linh hoạt và phù hợp với hầu hết các chiến dịch marketing. Cho nên, các dạng quảng cáo truyền thông vẫn có thể tiếp cận và áp dụng mô hình này.  Tuy nhiên, Munkas Creative Agency vẫn tin rằng các dạng quảng bá truyền thống sẽ không phá huy được hết lợi thế của AIDA.

 

Điển hình trong giai đoạn Attention, nhiều doanh nghiệp lầm tưởng việc quảng cáo truyền miệng, website bán hàng hay các hình thức trưng bày là ứng dụng giai đoạn Attention của AIDA. Và doanh nghiệp cũng cho rằng sự phát triển của thương hiệu sẽ tự động được mọi người biết đến. Song, suy nghĩ kể trên là hoàn toàn sai lầm. 

 

Munkas Creative Agency - Marketing Model (Attention - Interest - Desire - Action)

(Ảnh 5 – Mô Hình Lý Thuyết Marketing – AIDA Thích Hợp Trong Mọi Môi Trường Truyền Thông)

 

Các dạng thức marketing truyền thống đang giới hạn giai đoạn Attention trở nên nhàm chán. Các cách quảng cáo này khó tạo ra sự khác biệt chứ chưa nói tới việc làm nên chất ấn tượng. Cho nên, nếu một doanh nghiệp hay thương hiệu muốn xây dựng mô hình AIDA, hãy cố gắng thay đổi quan điểm marketing của mình.

 

*Đọc Thêm: 7 Sự Kiện Định Hình Truyền Thông Đa Phương Tiện Thời Kỳ Hiện Đại

 

AIDA Có Còn Phù Hợp Trong Bối Cảnh Hành Trình Khách Hàng Ngày Càng Khác Biệt?

Như đã nói, AIDA tương thích với đa dạng với hầu hết các chiến dịch truyền thông. Đặc biệt, mô hình lý thuyết AIDA càng phát huy giá trị của nó trong giai đoạn công nghệ số ngày càng phát triển. Những nền tảng khác nhau sẽ tạo điều kiện cho AIDA tạo ra những biến thể khác nhau. Song bản chất của nó vẫn là việc xây dựng lòng tin của khách hàng với sản phẩm của mình.

 

Munkas Creative Agency - Marketing Model (Attention - Interest - Desire - Action)

(Ảnh 6 – Munkas Creative Agency: Marketing Model (Attention – Interest – Desire – Action)

 

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan thì xã hội ngày nay đang quay cuồng vào “lối sống gấp”. Các nền tảng cũng từ đó biến đổi để thích hợp với đặc tính này. Điển hình có các dạng video ngắn được phát trên nền tảng Tiktok. Các dạng video này thường cung cấp thông tin trọng tâm, ngắn gọn nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Do đó, AIDA phải tự biết chuyển mình sao cho đơn giản nhất có thể. Tránh việc rườm rà, lòng vòng sẽ dễ mất thiện cảm đối với khách hàng.

 

Mức Độ Biến Đổi Của Mô Hình AIDA Trong Tương Lai Gần

Hiện nay, việc các kênh thông tin quảng bá, đặc biệt là digital marketing đang ngày càng trở nên đa dạng. Do đó, mức độ biến đổi của mô hình AIDA ngày càng đa dạng. Cho nên, bất cứ giai đoạn nào trong AIDA cũng sẽ dễ được chuyển đổi để phù hợp hơn với các đối tượng người dùng. Dự đoán trong những năm tới đây, chiến lược AIDA sẽ có thêm nhiều những đặc tính mới mẻ, phù hợp hơn với nhu cầu thị trường hiện đại.

 

Munkas Creative Agency - AIDA Marketing Model & Digital Application

(Ảnh 7- Mô Hình Lý Thuyết AIDA Sẽ Biến Đổi Linh Hoạt Trong Kỷ Nguyên Số)

 

Mô hình AIDA là một giải pháp marketing tương đối hiệu quả dành cho doanh nghiệp và các thương hiệu. Nếu hiểu rõ bản chất và áp dụng thực hành marketing một cách linh hoạt, mô hình này sẽ giúp cho sản phẩm/ dịch vụ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng. Munkas Creative Agency hy vọng rằng, thông qua bài viết về mô hình lý thuyết AIDA trên, các cá nhân làm việc trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo đã có thể hiểu rõ hơn về AIDA và lựa chọn cho mình một giải pháp quảng cáo phù hợp.

 

*Xem Thêm: 8 Xu Hướng Marketing Đang Thống Trị Nửa Đầu Năm 2022

 

Munkas Creative Agency