Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow 2.0 đã và đang được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ sự phù hợp và tính ứng dụng cao mà nó đem lại trong thời đại số hóa. Vậy Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow 2.0 có thể vận dụng cho chiến lược marketing bất động sản không? Và nếu có thì chủ đầu tư nên ứng dụng như thế nào để tạo ra một chiến lược marketing bất động sản hiệu quả? Hãy cùng theo Munkas Creative Agency giải đáp nhé!
Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow
Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow 1.0
Khái niệm: Maslow Cổ Điển
Mô hình tháp nhu cầu Maslow 1.0 là mô hình dựa trên lý thuyết cổ điển của nhà tâm lý học Abraham Maslow, hay còn gọi là hệ thống phân cấp nhu cầu Maslow. Đây là một lý thuyết tâm lý về những yếu tố thúc đẩy hành vi của con người và những điều khiến họ thỏa mãn. Nó thể hiện 5 nhu cầu chính yếu nhất của con người, bao gồm nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
Ngài Maslow đã xếp những nhu cầu này vào một sơ đồ kim tự tháp, chia làm 5 tầng khác nhau. Phía đáy kim tự tháp là các nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người, những nhu cầu sẽ tăng dần lên tới đỉnh kim tự tháp. Nhà tâm lý học gốc Do Thái đưa ra một kết luận quan trọng rằng, chỉ khi nào những nhu cầu cơ bản bên dưới tháp được thỏa mãn thì con người mới hướng đến những nhu cầu cao hơn phía trên đỉnh tháp.
Quá Trình Phổ Biến
Abraham Maslow là nhà tâm lý học người Mỹ, sinh năm 1908 tại Brooklyn, New York. Ông từng theo ngành tâm lý học tại Đại học Wisconsin. Ảnh hưởng của giáo sư Harry Harlow đã giúp ông bắt đầu nghiên cứu, lấy bằng thạc sĩ và cuối cùng đề xuất ra hệ thống nhu cầu Maslow nổi tiếng.
Hệ thống phân cấp nhu cầu này được Abraham Maslow lần đầu tiên công bố năm 1943, sau đó hoàn thiện và trình bày chi tiết trong cuốn sách động lực và nhân cách, viết năm 1954. Kể từ đó, hệ thống này không ngừng được ứng dụng, nghiên cứu cho đến tận ngày nay. Họ coi đây là một trong những ý tưởng có tác động lớn nhất trong khoa học nhân cách và tâm lý học động lực.
Các Cấp Độ Của Tháp Nhu Cầu Maslow 1.0
#1: Nhu cầu sinh lý: đây là những thứ thiết yếu nhất mà một người cần để tồn tại, bao gồm nhu cầu về nơi ở, nước, thức ăn, hơi ấm, nghỉ ngơi và sức khỏe;
#2: Nhu cầu an toàn: bao gồm nhu cầu về an toàn, an ninh trong cuộc sống và môi trường xung quanh của con người như nhu cầu về luật pháp, trật tự và sự bảo vệ khỏi những điều kiện nguy hiểm và khó lường;
#3: Nhu cầu xã hội: mức độ phân cấp này vạch ra nhu cầu về tình bạn, sự thân thiết, gia đình và tình yêu;
#4: Nhu cầu được tôn trọng: nhu cầu này gồm 2 loại: nhu cầu được người khác tôn trọng và nhu cầu tự tôn trọng. Sự tôn trọng từ người khác liên quan đến việc đạt được danh tiếng, uy tín và sự công nhận. Sự tôn trọng từ bản thân liên quan đến phẩm giá, sự tự tin, năng lực, độc lập và tự do;
#5: Nhu cầu tự thể hiện: nhu cầu tự thể hiện liên quan đến việc con người được thể hiện giá trị của bản thân, được chứng minh bản thân theo những gì mình mong muốn. Nhu cầu này có thể thể hiện qua việc theo đuổi đam mê, mang lại những lợi ích tốt đẹp cho xã hội.
Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow 2.0
Khái Niệm: Maslow Hiện Đại
Mô hình tháp nhu cầu Maslow 2.0 hay còn gọi là hệ thống phân cấp nhu cầu kỹ thuật số của Maslow (Digital Maslow Hierarchy), là hệ thống phân cấp nhu cầu Maslow mở rộng dựa trên học thuyết cũ để phù hợp với thời đại chuyển đổi kỹ thuật số.
Mô hình tháp nhu cầu Maslow 2.0 gồm 8 cấp bậc nhu cầu, bên cạnh 5 cấp bậc nhu cầu cũ thì có thêm 3 cấp bậc nhu cầu mới thuộc nhóm những nhu cầu phát triển, bao gồm:
- Mở rộng trí tuệ nhận thức: mong muốn được trau dồi, học hỏi, tìm hiểu các kiến thức mới;
- Đặt nặng về sự quan trọng của tính thẩm mỹ: nhu cầu được tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn vẻ đẹp hình thức;
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã: được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân, hướng đến giá trị siêu hình như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp, bác ái.
*Xem Thêm: Chuyển Đổi Số Ngành Bất động Sản: Khi Thị Trường Định Hình Công Nghệ
Sự Thay Đổi Từ Mô Hình 1.0 Sang 2.0
Theo dòng chảy phát triển của thời đại, mô hình Maslow 2.0 đã có những cải tiến khác biệt phù hợp với thời đại số hóa và thực tế ngày nay hơn mô hình Maslow 1.0.
- Thứ tự nhu cầu không còn “rập khuôn”
Ở mô hình mới này, thứ tự các nhu cầu có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào mỗi người với từng hoàn cảnh khác nhau, có thể liên quan đến ngành nghề công việc, môi trường sống, điều kiện kinh tế, tính cách, … Ví dụ một người có thể chỉ tập trung đạt được thành công trong sự nghiệp và thể hiện bản thân trước khi thỏa mãn nhu cầu về tình yêu, hôn nhân.
- Nhu cầu con người không chỉ dừng lại ở 5 cấp bậc
Nhu cầu của con người cũng phát sinh thêm, đa dạng và phức tạp hơn nhiều. Tháp nhu cầu Maslow 2.0 có 8 cấp bậc nhu cầu, chia ra làm hai nhóm là nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) và nhu cầu phát triển (growth needs). Những cấp bậc nhu cầu mới này bao gồm: nhận thức mới, mỹ thuật và bản ngã tự tôn.
- Sự ảnh hưởng của kỹ thuật số
Trong mô hình mới này, kỹ thuật số cũng ảnh hưởng nhiều đến từng nhu cầu của con người trong hệ thống thứ bậc nhu cầu Maslow. Cụ thể, trong thời đại kỹ thuật số, tầng nhu cầu đầu tiên còn bao gồm cả wifi và thiết bị thông minh như di động, laptop. Kỹ thuật số dường như đã hiện diện và ảnh hưởng trong mọi mặt của nhu cầu con người.
Khách Hàng Bất Động Sản: Góc Nhìn Của Tháp Nhu Cầu Maslow
Khách Hàng Thượng Lưu
Ở các thành phố lớn, phân khúc bất động sản cao cấp luôn là tâm điểm phát triển vì nhu cầu về nhà ở và chất lượng cuộc sống của người dân tăng cao nhưng nguồn cung lại thiếu hụt. Các khách hàng có đủ khả năng chi trả cho bất động sản cao cấp chủ yếu là người có thu nhập cao, thuộc tầng lớp thượng lưu, giàu có.
Nhu Cầu Thượng Lưu
Đối với nhóm này, họ có thể dễ dàng đáp ứng những nhu cầu cơ bản thiết yếu bên dưới kim tự tháp nhu cầu Maslow như: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng. Vì thế, họ tập trung hướng đến thỏa mãn nhu cầu ở cấp độ cao hơn, đặc biệt là nhu cầu tự thể hiện.
Các bất động sản cao cấp, có nội thất và thiết kế sang trọng, vị trí đắc địa với mức giá đắt đỏ bậc nhất tại nội thành rất thích hợp để thỏa mãn nhu cầu của tầng lớp thượng lưu này. Đặc biệt, họ thường thể hiện địa vị và đẳng cấp của bản thân thông qua các giá trị thể hiện sự độc nhất. Vì vậy, các căn hộ penthouse, nằm trên đỉnh tòa nhà, có sự sang trọng và giá cả hơn hẳn các căn hộ thông thường sẽ được giới thượng lưu ưu tiên lựa chọn.
Yếu Tố Cộng Nghệ Mới
Giới thượng lưu cũng lưu ý rất nhiều đến yếu tố công nghệ mới, thông minh, đi đầu xu hướng giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi chọn mua bất động sản. Sự xuất hiện của smarthome – nhà thông minh và xu hướng xây dựng smart city – đô thị thông minh được nhiều người trong nhóm này lựa chọn để chứng minh khả năng cập nhật xu thế và luôn đi đầu hướng sở hữu các mặt hàng xa xỉ của họ.
*Xem Thêm: Hành Trình Khách Hàng Quan Trọng Thế Nào Trong Marketing Bất Động Sản?
Khách Hàng Trung Lưu
Tầng lớp trung lưu đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao ở Việt Nam. World Data Lab dự báo Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030. Họ là những người có công việc ổn định, thu nhập trên trung bình, làm chủ tài chính và đang nỗ lực hết sức để kiếm tiền, vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhu Cầu Ở Mức Trung Cấp
Theo báo cáo của batdongsan.com.vn đa số người có thu nhập từ 20 triệu/tháng sở hữu ít nhất một bất động sản và nhu cầu nhu nhà ở tầng lớp trung lưu gia tăng đến 65%. Khi mua bất động sản, nhu cầu mà nhóm khách hàng này mong muốn thỏa mãn rất đa dạng trải dài từ nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện.
Cụ thể, để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhiều khách hàng trung lưu chọn mua bất động sản làm nơi an cư cho bản thân và gia đình. Họ mong muốn một căn hộ có hệ thống an ninh và bảo mật tuyệt đối, bảo vệ canh gác 24/7. Họ cũng muốn đó sẽ là nơi bảo đảm sự riêng tư và yên tĩnh cần thiết mỗi khi đi làm về. Cha mẹ, con cái trong gia đình cũng được đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sinh sống tại đây. Hiện nay, vấn đề sức khỏe cũng đang được cư dân đặt lên hàng đầu nên họ cũng hướng đến lựa chọn các dự án xanh, hòa hợp với thiên nhiên.
Yếu Tố Định Cư
Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu cũng xem xét nhiều đến tiện ích nội khu và ngoại khu để đáp ứng nhu cầu xã hội cho bản thân và cả gia đình. Các tiện ích nội khu thường bao gồm bể bơi, phòng tập gym, sân thể thao, trung tâm thương mại, trường học, quán cafe hay cảnh quan, công viên, …nhằm giúp cư dân có không gian sống lý tưởng.
Nhiều người người trong nhóm này đang không ngừng phấn đấu, nỗ lực làm việc, tích góp tiền mua bất động sản với mong muốn thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, bao gồm chứng minh bản thân và nhận được sự khen ngợi, công nhận, ngưỡng mộ từ bạn bè, họ hàng.
Chẳng hạn, những cặp vợ chồng trẻ làm việc văn phòng, thông thường họ sẽ không có đủ chi phí để chi trả 100% cho bất động sản để ở hoặc đầu tư nên sẽ lựa chọn trả trả góp hoặc vay vốn ngân hàng. Mặc dù phải trải qua quy trình có phần phức tạp hơn, họ vẫn khao khát sở hữu những bất động sản sang trọng và hiện đại để nhận được sự tôn trọng từ bạn bè, họ hàng xung quanh.
*Đọc Tiếp Phần 2: Marketing Bất Động Sản Dưới Góc Độ Của Mô Hình Tháp Nhu Cầu Maslow 2.0 (Phần 2)
Munkas Creative Agency