Trong quá trình làm marketing bất động sản, khủng hoảng truyền thông được xem là cơn ác mộng đối với các doanh nghiệp/ thương hiệu, người làm truyền thông, nhất là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ như hiện nay. Bất kỳ tình huống khủng hoảng truyền thông nào xảy ra đều là con dao hai lưỡi, đó có thể là cơ hội cho doanh nghiệp “một bước lên mây”, hai là “nhấn chìm” kể cả đó có là một đế chế hùng mạnh. Do đó, việc kiểm soát khủng hoảng cho các thương hiệu cần có những chiến lược xử lý và phương pháp giải quyết nhanh chóng.
Hãy cùng Munkas Creative Agency khám phá những cấp độ của khủng hoảng truyền thông và cách xử lý một cách hiệu quả nhất!
Thế Nào Gọi Là Khủng Hoảng Truyền Thông?
“Khủng hoảng truyền thông là một tình thế đã đạt tới giai đoạn gay cấn/ nguy hiểm, cần phải có sự can thiệp kịp thời và thỏa đáng để tránh gây ra thiệt hại to lớn”
– Theo Harvard Business Review (Hoa Kỳ) –
Có thể hiểu đơn giản, khủng hoảng truyền thông là những sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của công ty hay một thương hiệu khi có thông tin bất lợi về công ty hay sản phẩm/ dịch vụ. Sự bất lợi này đe dọa đến việc tiêu thụ sản phẩm, làm giảm uy tín của thương hiệu và đe dọa nặng nề không khác gì “khủng hoảng kinh tế” đến với hoạt động kinh doanh tạo lợi nhuận của tổ chức/ công ty.
Thống kê từ Boomerang Social Listening Consultant – Công ty dịch vụ theo dõi và cảnh báo khủng hoảng truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam cách đây không lâu đã có thống kê cho thấy rằng, trung bình một ngày hệ thống gửi đi 531 tin cảnh báo khủng hoảng cho các thương hiệu đang sử dụng dịch vụ của hãng.
Một cuộc khủng hoảng truyền thông thường thấy sẽ có ba dấu hiệu đáng chú ý như sau:
- Mối đe dọa đến doanh nghiệp/ thương hiệu;
- Yếu tố bất ngờ và xảy đến đột ngột (thường là không nằm trong kế hoạch);
- Thời gian để giải quyết là rất ngắn.
*Xem Thêm: 6 Marketing Concepts – Sợi Dây Liên Kết Giữa Các Thế Hệ Truyền Thông
Nguyên Nhân Của Khủng Hoảng Truyền Thông
Các cuộc khủng hoảng truyền thông không tự nhiên sinh ra mà nó có thể xuất phát từ các xung đột chính giữa các chủ thể với nhau; có thể kể đến như sau:
Xung Đột Lợi Ích
Đây là trường hợp các cá nhân hoặc đội nhóm có nảy sinh mâu thuẫn với doanh nghiệp/ thương hiệu về những lợi ích chồng chéo. Từ đó, dẫn đến các hoạt động chống phá nhằm đạt được mục đích là có được lợi ích của riêng mình. Các hoạt động chủ yếu của xung đột này là tẩy chay. Xung đột này, trên thị trường khốc liệt hiện nay thì thường xuyên xảy ra.
Cạnh Tranh Không Công Bằng
Biểu hiện của sự cạnh tranh không công bằng là do những đối thủ cạnh tranh có những hành động vượt qua phạm vi pháp luật cho phép để bôi nhọ, chống phá công ty. Tuy các hoạt động này đã được giới hạn nhưng các dấu hiệu của tình trạng này vẫn còn đó, cụ thể là hành động công kích trên mạng xã hội nhắm vào công ty và doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn.
Trường Hợp “Một Con Sâu Làm Rầu Nồi Canh”
Khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra khi một cá nhân trong công ty, tổ chức không nghiêm túc chấp hành quy tắc của doanh nghiệp, từ đó phạm tội và gây chấn động trước công chúng, khiến công chúng mất niềm tin và quay lưng với doanh nghiệp.
Khủng Hoảng Liên Đới
Khi chúng ta đang hợp tác với một doanh nghiệp/ thương hiệu đang bị khủng hoảng truyền thống thì chắc chắn, chúng ta không thể nào tránh được khả năng bị liên đới. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến uy tín cũng như danh dự của công ty/ tổ chức.
Khủng Hoảng Tự Sinh
Đây là một trong những khủng hoảng không ai có thể lường trước được, không đến từ các cá nhân mà đến từ lỗi phát sinh từ sản phẩm/ dịch vụ, dẫn đến sự bất bình của công chúng và nhanh chóng được lan truyền rộng rãi.
Khủng Hoảng Chồng Khủng Hoảng
Trong khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, có thể doanh nghiệp/ thương hiệu hoặc bộ phận xử lý truyền thông của doanh nghiệp có bước đi không khôn khéo, không cẩn thận, thậm chí là không nhận lỗi và bày tỏ sự thành khẩn sửa chữa lỗi lầm. Vì thế, công chúng không những không cảm thông mà còn phẫn nộ sâu sắc hơn với doanh nghiệp.
*Đọc Tiếp: Munkas Agency: Xử Lý Khủng Hoảng Truyền Thông Thế Nào Trong Lĩnh Vực Bất Động Sản?
Munkas Creative Agency