Những câu chuyện nhuộm màu cổ tích biến hóa gắn liền với tên tuổi của Pixar không chỉ bởi vì nội dung hay, kĩ thuật tạo hình, đồ họa khéo léo mà còn là âm thanh thân thuộc từ những câu chuyện thuở ấu thơ của mỗi chúng ta. Ở phần 3 ta đã có kết chuyện đặc sắc thì đến với quy tắc thứ 4 bạn sẽ thấu hiểu âm hưởng của thời gian – sự thân quen đến kì lạ.
Quy tắc số 4: Once upon a time there was ____. Every day, ____. One day ____. Because of that, ____. Because of that, ____. Until finally ____.”
Đây chính là mạch truyện xương sống tạo nên những câu chuyện ly kì, hấp dẫn của Pixar, nhưng có vẻ không chỉ Pixar mới sử dụng phương pháp này. Nó cũng rất giống với các câu chuyện cổ tích ta thường nghe và đọc khi còn nhỏ. Nhưng bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nó đến từ thế giới của nhà hat và được tạo ra bởi Kenn Adams, chứ không phải Pixar. Bởi vì Pixar có mở các lớp nhạc kịch hoặc có nhóm diễn xuất hàng tuần và vì thể có nhiều người đã tập dùng cốt truyện trên như một bài tập sáng tạo. Bài tập này rất hữu ích vì bạn tha hồ thể hiện, sáng tạo ý tưởng từ một “điểm thay đổi”, từ thế giới cũ sang thế giới mới, thông qua các diễn biến khác nhau. Có rất nhiều mô hình được phân chia và viết lại nhưng tất cả đều có điểm chung cơ bản là:
Một câu chuyện cần thiết lập một điểm bùng phát, yếu tố kịch tích tạo nên thay đổi thông qua xung đột và các giải quyết khôn ngoan.
Việc điền vào chỗ trống mới chỉ là khởi đầu, bạn cần nghiên cứu thêm cách phát triển truyện và tăng kịch tính của nhân vật chính theo thời gian. Đơn giản là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của quy tắc này. Bởi vì nó quá đơn giản nên không thể áp dụng cho tất cả mọi thứ.
Nếu muốn thành một câu chuyện đủ ấn tượng, cốt truyện này cần chiều sâu hơn nữa. Vậy kịch bản của bạn cần những gì?
Thiết lập giới thiệu về các nhân vật và thế giới mà bạn đang viết. Một thế giới kể về cuộc sống cả nhân vật trước đó. Một sự cố kích động làm phá vỡ tình trạng hiện tại, nhân vật chính phải đưa ra quyết định hết sức khó khăn, tình huống nằm ở ranh giới mỏng manh của phạm trù đạo đức. Một loạt các sự kiện nối tiếp nhau và được kích hoạt bởi quyết định của nhân vật chính trong mỗi sự kiện và xây dựng thành một cao trào.
Nếu muốn đơn giản hơn, câu chuyện sẽ có: Giới thiệu nhân vật chính và thế giới của cô ấy. Nhân vật chính gặp một thử thách làm thay đổi cả thế giới. Thách thức, trở ngại ngày càng tăng và rắc rối khiến tâm trạng nhân vật chính đẩy lên đỉnh điểm. Sau đó, nhân vật chính bất ngờ nghĩ ra giải pháp/ gặp vị cứu tính trợ giúp và vượt qua những trở ngại đó.
Một câu chuyện hay là một câu chuyện có nhiều màu sắc. Luôn cần có một cao trào để nhân vật tốt hơn hoặc xấu hơn nhiều.
Bài học từ quy tắc kể chuyện thứ 4 của Pixar đó chính là cốt truyện, trước khi bắt tay vào làm kế hoạch marketing, truyền thông, viết content hay bất cứ chiến dịch nào khác bạn phải luôn nhớ tạo ra một “cốt truyện” hay chính là kế hoạch tổng quan nhất. Kế hoạch ấy cần có màn giới thiệu khởi đầu, giao đoạn cao trào đến đỉnh điểm tạo nên điểm bùng phát, và cuối cùng là một phương án giải quyết hay đơn giản là một lời giải đáp. Từ giờ, khi xem bất cứ bộ phim nào hay một sự kiện đình đám nào xuất hiện bạn hãy theo dõi từ đầu đến cuối và tìm ra điểm khởi đầu, giai đoạn cao trào và cuối cùng là phương án giải quyết/cách xử lý tình huống, bạn sẽ nhận ra được rất nhiều điều bổ ích và thú vị để viết content hay.
Nguồn: Munkas