Chiến lược marketing phân biệt là một trong bốn chiến lược được doanh nghiệp bất động sản có thể lựa chọn để phục vụ cho thị trường sau khi xác định được thị trường mục tiêu. Vậy chiến lược marketing phân biệt là gì? Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng chiến lược marketing này.
Chiến lược marketing phân biệt là gì?
Khái niệm
Chiến lược marketing phân biệt (differentiated marketing strategy) là một lựa chọn khi doanh nghiệp bất động sản quyết định hoạt động trên nhiều phân khúc thị trường và tung ra nhiều dự án đáp ứng ở từng thị trường riêng biệt. Chính bởi khác nhau về phân khúc thị trường, tệp khách hàng mục tiêu riêng nên doanh nghiệp sẽ có những sản phẩm khác nhau cùng chiến lược xúc tiến khác nhau để đáp ứng nhu cầu.
Ưu điểm
Chiến lược marketing phân biệt có ưu thế vượt trội khi có thể đáp ứng nhu cầu và mong muốn đa dạng của thị trường. Chính sự đa dạng các dự án cùng nỗ lực marketing, doanh nghiệp có cơ hội tăng nhanh doanh số và xâm nhập sâu vào nhiều phân khúc thị trường.
Nhược điểm
Điểm hạn chế rõ ràng nhất của chiến lược marketing phân biệt chính là làm tăng chi phí cả trong sản xuất và thương mại. Một số chi phí sẽ tăng khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược marketing này đó là:
- Chi phí cải tiến sản phẩm: đó chính những khoản chi phí cho việc nâng tầm dự án: tiện ích, nội thất,… nhằm đáp ứng phù hợp với từng phân khúc thị trường.
- Chi phí marketing: lựa chọn kinh doanh với nhiều phân khúc thị trường chính là thách thức đối với doanh nghiệp phải có kế hoạch cho từng chiến dịch truyền thông khác nhau.
Suy cho cùng, chiến lược marketing phân biệt sẽ làm tăng cả chi phí và doanh thu, thế nên việc của doanh nghiệp là phải xác định rõ phân khúc thị trường và quy mô ở từng phân khúc. Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là làm sao cho tốc độ tăng của chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.
Xem thêm: 7 chiến lược marketing bất động sản hiệu quả giúp tăng doanh số bán hàng
5 bước xây dựng chiến lược marketing phân biệt
Bước 1: Nghiên cứu
Trước khi triển khai kế hoạch truyền thông, bạn cần xác định rõ vị trí của dự án/ doanh nghiệp trên thị trường. Phải thật sự hiểu được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của dự án là gì?
Tiếp theo, bạn cần nắm bắt được thị trường nói chung, đối thủ cạnh tranh. Đây là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có được chiến thuật đặc biệt cho riêng mình.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Bên cạnh những thông tin cơ bản về nhân khẩu học, nhà quảng cáo cần phải xác định cả tâm lý và hành vi mua dự án bất động sản của họ. Kênh nào có được đông đảo khách hàng mục tiêu? Họ có hành động như thế nào? Vì sao họ có những hành động như vậy? Vấn đề cần giải quyết của họ là gì? Bất động sản của bạn có giải quyết được không?
Bước 3: Xác định mục tiêu
Ở bước này, bạn cần nắm rõ thị trường và khách hàng mục tiêu của mình. Để cụ thể, bạn có thể xác định mục tiêu thông qua công cụ SMART.
Bước 4: Xác định chiến thuật
Sau 3 bước đã thực hiện, đã đến lúc bạn bắt tay vào xây dựng chiến thuật cho kế hoạch của mình. Với từng mục tiêu, đối tượng đã đề ra, bạn phải có được chiến thuật cũng như kênh và danh mục hành động cần thực hiện.
Bước 5: Xác định ngân sách
Sẽ phải mất bao nhiêu ngân sách để chiến dịch marketing đạt được hiệu quả như mong đợi. Khi bạn bắt đầu đưa ra chiến thuật, hãy ước tính ngân sách cho các hoạt động và phải đảm bảo ngân sách ấy là phù hợp.
Phần lớn, chiến lược marketing phân biệt được sử dụng bởi những “ông lớn” trong ngành bất động với khao khát thâm nhập thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Có như vậy, với những nguồn lực sẵn có, doanh nghiệp mới có thể bù đắp cho những khoản chi phí tăng lên khi triển khai chiến lược marketing này.
Munkas Agency – đơn vị marketing chuyên biệt cho lĩnh vực bất động sản sẽ với nhiều gói dịch vụ, hứa hẹn sẽ là lựa chọn tốt nhất phù hợp hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược marketing bất động.