Brand Building (Xây Dựng Thương Hiệu) hay Performance Marketing (Truyền Thông Dựa Trên Đánh Giá Hiệu Suất) là gì? Chiến lược nào vượt trội hơn và phù hợp ứng dụng vào lĩnh vực marketing bất động sản? Hãy cùng Munkas Creative Agency tìm hiểu tường tận hai trường phái chuyên sâu này thông qua bài viết sau đây.

 

Munkas Creative Agency - Chiến Lược Marketing Bất Động Sản

(Ảnh 1 – Brand Building Và Performance Marketing: Nên Lựa Chọn Gì Cho Chiến Lược Marketing Bất Động Sản?)

 

Một Bức Tranh Hai Màu Chia Nửa Tư Duy Chiến Lược

Sơ Lược Về Brand Building Trong Marketing Bất Động Sản

Brand Building là một quá trình xây dựng các chiến thuật và chiến dịch marketing, với mục tiêu là tạo ra giá trị xung quanh của thương hiệu ẩn sâu trong tâm trí khách hàng.

 

Munkas Creative Agency - Brand Building Trong Marketing Bất Động Sản

(Ảnh 2 – Brand Building Là Một Lựa Chọn Thường Thấy Trong Các Dự Án Bất Động Sản Trong Giai Đoạn Hậu Covid – 19)

 

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,…hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. 

 

Xây dựng thương hiệu là chiến lược mang tầm nhìn dài hạn, chúng ta cần phải kiên nhẫn và nhất quán thì mới “gặt được trái ngọt”, thương hiệu mới dần vững mạnh trên thị trường. Quy trình xây dựng thương hiệu bao gồm 6 bước chính yếu như sau:

 

  • Xây dựng tầm nhìn thương hiệu 

 

  • Lên kế hoạch cho chiến lược thương hiệu 

 

  • Tổ chức hệ thống nhận diện thương hiệu 

 

  • Truyền thông thương hiệu 

 

  • Đánh giá & định giá thương hiệu 

 

Mục Tiêu Của Xây Dựng Thương Hiệu Trong Lĩnh Vực Bất Động Sản

Chúng ta thường đặt ra câu hỏi tại sao khách hàng lại thích mua nhà ở chung cư này mà không mua nhà ở chung cư kia, hay tại sao họ lại chỉ thích mua một dự án với loại hình bất động sản chung cư/ căn hộ của những chủ đầu tư này mà lại không mua của các chủ đầu tư hay thuộc đơn vị phân phối khác?

 

Munkas Creative Agency - Chiến Lược Marketing Bất Động Sản

(Ảnh 3 – Munkas Creative Agency: Việc Cân Nhắc Lựa Chọn Brand Building hay Performance Marketing Cần Sự Tính Toán Chi Tiết Về Mặt Chiến Lược)

 

Đó là sự khác biệt của nhiều yếu tố bao gồm về cách vận hành quản lý, về từng tiện ích riêng biệt, về từng chính sách được tạo ra theo những cách khác nhau của từng doanh nghiệp hay chủ đầu tư. Một cách tất yếu, các dự án bất động sản có thương hiệu cao sẽ có giá trị cao và bán được hàng tốt hơn với dự án thông thường và ngược lại, một thương hiệu có giá trị thấp sẽ chỉ bán được hàng với mức giá thấp hơn nếu muốn cạnh tranh ngắn hạn về số lượng và dài hạn về chất lượng.

 

*Xem Thêm: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu – Chìa Khóa Tăng Trưởng Trong Thị Trường Bất Động Sản

 

Performance Marketing Trong Marketing Bất Động Sản

Performance Marketing là thuật ngữ dành cho quảng cáo, tiếp thị trực tuyến và được coi là một nhánh thuộc phạm vi của Digital Marketing. Sự xuất hiện của tính hiệu suất trong chiến lược marketing bất động sản xuất phát từ việc đo lường được hiệu quả chiến dịch marketing của mình với nhiều hình thức truyền thông kỹ thuật số như: Paid Ads, Native Ads, Display, Email Marketing và tối ưu các chỉ số quan trọng trong những phương pháp marketing có thể đo lường hiệu quả rõ ràng.

 

Munkas Creative Agency & Performance Marketing

(Ảnh 4 – Munkas Creative Agency: Performance Marketing Là Một Giải Pháp Ưa Chuộng Của Marketing Bất Động Sản Thời Kỳ Sơ Khai)

 

Những chỉ số mà Munkas Creative Agency đang nói ở đây có thể kể đến cơ bản như: Lượt tiếp cận (Reach), lượt hiển thị (impression), lượt chuyển đổi (conversion), khách hàng tiềm năng (lead), lượt tải về (downloads), tỷ lệ nhấp vào vào quảng cáo (click-through-rate), ...

 

Tuy nhiên, hoạt động khó khăn nhất của một chiến dịch performance marketing đó là theo dõi chính xác tất cả các khách hàng truy cập website cũng như các đơn hàng hoặc thông tin khách hàng được ghi nhận thông qua hệ thống lưu trữ chung (CRM)

 

*Tìm Hiểu Thêm: Dữ Liệu Khách Hàng: Biến Số Của Các Chiến Dịch Performance Marketing Bất Động Sản

 

Tại Sao Có Sự Phân Hóa Giữa Việc Lựa Chọn Branding Hay Performance?

Brand building hay performance marketing đều nằm trong chiến lược marketing bất động sản nhưng hai trường phái này lại có sự phân hóa rõ rệt. Lý do là brand building gắn với con đường dài hạn, đặt mục tiêu quảng bá sản phẩm trên phạm vị rộng để tăng độ phủ sóng, nhận diện thương hiệu trên thị trường.

 

Munkas Creative Agency - Brand Building Và Performance Marketing Trong Marketing Bất Động Sản

(Ảnh 5 – Munkas Creative Agency: Đặc Thù Của Từng Dự Án, Sản Phẩm Và Dịch Vụ Đi Kèm Đã Phân Chia Hai Trường Phái Tư Duy Chiến Lược)

 

Mặt khác, performance marketing ra đời để hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu tiếp thị hoặc truyền thông trong một khoảng thời gian ngắn hạn, tập trung vào quảng bá sản phẩm ở phạm vi từ nhỏ đến vừa. Điều này có nghĩa rằng, performance marketing chỉ nhắm đến một nhóm nhỏ của tệp khách hàng mục tiêu để tăng cơ hội đạt mục tiêu mang tính hiệu suất đặt ra trước đó.

 

*Giải Pháp Khác: Tối Ưu Hóa Thứ Hạng SEO – Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Của Doanh Nghiệp Bất Động Sản

 

Branding Building hay Performance Marketing Đang Được Chú Trọng Hơn Trong Marketing Bất Động Sản?

Không có câu trả lời nào chính xác cho một dự án, một công ty hay thậm chí thương hiệu tầm nhỏ & vừa trong marketing bất động sản. Sự lựa chọn  phụ thuộc vào tình hình nội tại cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp và liên đới đến hàng vạn yếu tố khách quan khác.

 

Munkas Creative Agency - Performance Marketing vs. Brand Building

(Ảnh 6 – Munkas Creative Agency: Marketing Bất Động Sản Bao Hàm Cũng Như Kiến Tạo Lên Nhiều Sự Lựa Chọn Mang Tính Khả Dĩ)

 

Về cơ bản, doanh nghiệp bất động sản nên kết hợp cân bằng giữa cả hai chiến lược branding và performance thay vì chỉ đặt cược hoàn toàn vào performance marketing. Các doanh nghiệp hoặc thương hiệu bất động sản nên tìm cách thu hút khách hàng tự nhiên hơn với các phương thức “cây nhà lá vườn” không tốn phí.

 

Performance Marketing là lựa chọn quá độ trong thời gian đầu khi doanh nghiệp khát khao sự lý tính từ “các con số” để tồn tại trước thị trường cạnh tranh gắt gao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp của bạn đã có mức tăng trưởng ổn định, thách thức đặt ra là cần giảm ngân sách quảng cáo cho các hình thức quảng cáo trả phí và đầu tư vào các chiến thuật tối ưu ngân sách, thì Brand Building lại một sự lựa chọn phù hợp hơn nhiều.

 

*Đọc Thêm: 7 Mô Hình Lý Thuyết Marketing Phổ Biến Nhất Trên Thế Giới

 

Munkas Creative Agency