Pixar – “đế chế phim” nổi tiếng thế giới với những câu chuyện thú vị, sáng tạo và đồ họa xuất sắc chinh phục biết bao trái tim người hâm mộ. Ở ngôi trường dạy làm phim tuyệt vời nhất này bạn có thể học hỏi thêm những điều mới, luôn thử thách giới hạn bản thân. Những con người tại Pixar luôn khuyến khích chia sẻ ý tưởng, đó là lí do các quy tắc kể chuyện được hé lộ. Người làm content hay cũng chính là người kể chuyện. Chỉ cần theo sát những quy tắc này, câu chuyện của bạn sẽ có hồn hơn trông thấy.

 

Quy tắc 1: You admire a character more for trying than for their successes.

Ngồi ngẫm lại, bạn có thấy thấm thía không? Là một người kể chuyện, ta thường có xu hướng “ưu ái” những nhân vật của mình quá nhiều. Cũng đúng thôi, đứa con tinh thần của mình mà, ai lại không coi con mình là nhất chứ. Quy tắc này khiến ta liên tưởng đến lỗi các marketer hay gặp đó là tập trung vào sản phẩm của mình mà quên mất cảm nhận của khách hàng. Tại sao họ phải đọc, phải mua những sản phẩm mà các thương hiệu tự khen mình trong khi chẳng giúp được gì cho họ chứ?

Một bộ phim mà nhân vật chính không bao giờ thất bại sẽ không gây hứng thú cao với khán giả, vì vậy việc duy trì sự cân bằng giữa chi tiết nhân vật ở đỉnh thành công và tột cùng thất bại, chứ không phải chỉ dựa vào cốt truyện. Từ đó, tạo nên ấn ký trong lòng khán giả, việc viết content hay làm thương hiệu cũng vậy. Bạn cần tạo nên một điểm nhấn in dấu trong tâm trí khách hàng bởi tâm trí họ đã phải nạp quá nhiều thứ rồi.

 

Ví dụ dễ hiểu hơn chính là câu chuyện về một người bình thường cố gắng làm một việc mà ai cũng nghĩ chỉ người đặc biệt mới có thể làm được. Khi người đó thành công sẽ tạo ấn tượng cho khán giả, dễ dàng thu hút sự đồng tình và cảm thông từ họ.

Điều quan trọng là nhân vật của bạn cần phải được ngưỡng mộ, quan tâm hoặc là biểu tượng đỉnh điểm gắn với một loại cảm xúc: nhân vật được ngưỡng mộ (cảm xúc hạnh phúc), nhân vật đáng thông cảm (lòng trắc ẩn, nỗi buồn), nhân vật thú vị và bí ẩn (kích thích sự tò mò), nhân vật khó ưa (sự tức giận).

 

Một cách sử dụng thông minh về chi tiết lật ngược tình thế đối với câu chuyện mà nguồn căn xung đột lớn nhất là chả có xung đột gì cả. Nhưng cách này không phổ biến, sử dụng phải rất cẩn thận và tinh tế. Vì vậy, ban đầu nên tạo ra một nhân vật mà khán giả “yêu thích, đồng tình hoặc cảm thông được”- nhớ rằng đây không phải là nhân vật duy nhất khiến khán giả bị mê hoặc. Do đó, nếu một nhân vật không phù hợp với câu chuyện mà bạn đang hướng đến, hãy thử tìm cách thay đổi để cân bằng giữa thành công và thất bại phục vụ cho nhân vật mà bạn muốn tạo ra.

Bạn đừng quên theo dõi phần hai của chuyên mục tại đây

 

Nguồn: Munkas