Tiếp thị trên mạng xã hội trực tuyến (social media marketing) đang trở thành một trào lưu mạnh mẽ trong hầu hết các doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp có thể dễ dàng “trưng bày” sản phẩm của mình trước mắt khách hàng mục tiêu với chi phí tối ưu nhất.

Tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia tư vấn tiếp thị kỹ thuật số Shane Barker, trên thực tế không ít doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn với tiếp thị truyền thông xã hội. Điều này chủ yếu xuất phát từ việc không biết đánh giá hiệu quả của hoạt động này như thế nào. Theo đó, việc này có thể trở nên đơn giản hơn bằng cách sử dụng các thước đo sau đây:

  • Reach – Lượt tiếp cận

Đây là chỉ số cho biết lượt người đã tiếp cận các bài đăng của doanh nghiệp. Chỉ số Reach được tính là tổng lượng tiếp cận của bài viết bao gồm: Organic reach – lượt tiếp cận tự nhiên, Viral reach – lượt tiếp cận thông qua chia sẻ, Paid reach – lượt tiếp cận thông qua quảng cáo. Reach được xem là một chỉ số quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tăng độ nhận biết của nhãn hiệu. Để tìm thấy mục “Reach” bạn nhấp vào trang Insights trên Facebook, sau đó nhấp vào mục “Reach” ở cột menu bên tay trái.

munkas agency - facebook reach

Reach càng cao, nội dung của bạn càng được lan rộng

  1. Engagement –  Lượng tương tác

Engagement được xem là chỉ số quan trọng thứ 2 sau Reach trong việc đánh giá hiệu quả của một hoạt động truyền thông xã hội. Chỉ số này được tính là số người Click, Like, Share, Comment, xem video trên nội dung của bạn. Hay ngay cả khi người dùng Click vào tên của người bình luận, nhấn Like một comment, click vào tên Page hay thậm chí để lại những Negative feedback về trang Facebook bằng cách report nội dung bài post đã đăng cũng được tính vào chỉ số Engagement.

Đặc biệt, tỷ lệ Click vào các đường dẫn (link) mà doanh nghiệp chia sẻ như website, số điện thoại, email,…sẽ cho thấy được số khách hàng thật sự quan tâm và muốn tìm hiểu về doanh nghiệp.

munkas agency-facebook engagement

Tỷ lệ Engagement càng cao chứng tỏ nội dung của bạn càng hấp dẫn

Từ chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả của nội dung đã đăng để từ đó điều hướng nội dung cho phù hợp với insights của nhóm khách hàng mục tiêu.

Doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng tổng hợp được chỉ số này trong mục Insights của trang Facebook.

  1. Followers – Người theo dõi

Followers được xem là chỉ số quan trọng tạo cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp cận đến nhóm khách hàng mục tiêu mà không cần phải chạy quảng cáo qua nhiều. Số lượng Followers càng nhiều, doanh nghiệp càng chứng minh được độ phủ của thương hiệu, niềm tin đối với khách hàng cũng như chất lượng nội dung đăng tải thu hút.

Nếu chỉ số này tăng trưởng không ổn định, doanh nghiệp nên tăng tần suất nội dung đăng tải. Hoặc nếu số lượng người theo dõi giảm, doanh nghiệp nên đánh giá lại chiến lược tiếp thị bằng nội dung của mình. Bạn chỉ cần nhấp vào mục Insights và nhấp vào mục Followers ở cột menu bên trái để xem toàn bộ chỉ số về những người theo dõi trên trang Facebook của bạn.

  1. Số lượt truy cập vào Website

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ chiến dịch tiếp thì nào cũng là tăng doanh số. Tiếp thị truyền thông xã hội là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để tăng lượng khách hàng mục tiêu truy cập vào website của doanh nghiệp. Google Analytics chính là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp  theo dõi lượng truy cập đến trang web của doanh nghiệp từ các hoạt động trên truyền thông xã hội.

munkas agency - website

Website chính là nơi giúp khách hàng hiểu hơn về doanh nghiệp của bạn

  1. Phản hồi của khách hàng về doanh nghiệp trên các công cụ truyền thông xã hội:

Thương hiệu không phải là những gì doanh nghiệp nói, mà là những gì khách hàng nói về doanh nghiệp của bạn. Chính vì thế, những thông tin phản hồi từ khách hàng là cực kỳ quan trọng và doanh nghiệp sẽ có thể dễ dàng điều hướng nội dung các chiến dịch của mình nếu kịp thời đo lường được các chỉ số này.

Facebook sẽ có thông báo khi có ai đó “tag” (gắn thẻ) trang kinh doanh của doanh nghiệp lên bài đăng của họ. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào trang Insights của Facebook để đo lường là chưa đủ. Các chuyên gia khuyên rằng doanh nghiệp nên sử dụng những công cụ như Mention hay Hootsuite để tìm hiểu tốt hơn những thông tin này.

*Nguồn: Doanh nhân+

Có thể bạn muốn xem thêm: