Là một nhà quảng cáo, việc nắm bắt tâm lý khách hàng là một điều không thể bỏ qua. Dù rằng các nhà quảng cáo không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nhưng càng thấu hiểu khách hàng, bạn sẽ càng giúp chiến dịch marketing của mình dễ dàng thành công. Hãy cùng Munkas giải mã những tâm lý khách hàng khi mua bất động sản nghỉ dưỡng nhé!
Tâm lý của khách hàng khi chỉ quan tâm và theo dõi
Thực tế, tại thị trường bất động sản nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng, việc quan tâm theo dõi là tâm lý ng của khách hàng. Điều này bởi lẽ sẽ giúp khách hàng hạn chế những rủi ro và có được cơ hội đầu tư tốt. Tuy nhiên, với trường hợp dự án nghỉ dưỡng đã “sạch pháp lý”, cơ hội tốt, vậy tâm lý khi họ vẫn quan tâm và theo dõi là gì?
Đó là khi khách hàng vẫn đang thực sự nghĩ rằng vẫn còn cơ hội đầu tư tốt hơn. Vậy nên, với những khách hàng này, việc xây dựng chiến lược marketing với đầy đủ thông tin và thuyết phục là chưa đủ. Bạn cần có những sự chuẩn bị về hình thức và nội dung một cách chuyên nghiệp. Điều này giúp cho khách hàng có được một sự tin tưởng. Hay nói cách khác, khách hàng đó đang cần tìm một cơ hội giao dịch với những sàn giao dịch đủ Tâm – tầm – tài. Vì chính điều đó sẽ giúp bù trừ cho cơ hội đầu tư ngon hơn mà họ vẫn chưa tìm thấy.
Tâm lý khách hàng khi hỏi giá nhưng không phản hồi gì thêm
Ở những chiến dịch marketing facebook, đa phần nhà quảng cáo thường có lời kêu gọi hành động nhắn tin để nhận báo giá. Thế nên, trường hợp nhắn tin hỏi giá của khách hàng là câu chuyện “hằng ngày”.
Đối với những khách hàng này, đa số họ là những người có nhu cầu về dự án bất động sản nghỉ dưỡng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm không phù hợp với túi tiền khiến họ không phản hồi gì thêm.
Để khắc phục, nhân viên sale có thể tư vấn thêm những lợi thế vượt trội, hay những chính sách vay vốn cùng lãi suất hấp dẫn. Có như vậy, khách hàng sẽ có thể tiếp tục tương tác và lựa chọn đây là cơ hội đầu tư của mình.
Tâm lý của khách hàng hỏi giá khắp nơi
“Cắt máu – chiết khấu sâu” chính là trường hợp khách hàng mang tâm lý lo sợ khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng. Họ hỏi thăm giá ở nhiều nơi vì sợ rằng nhiều sàn/sale sẽ chấp nhận chia sẻ hoa hồng với khách hàng để có được doanh số. Tuy nhiên, về phía khách hàng việc chiết khấu sâu sẽ dẫn đến tâm lý lo sợ về nhiều rủi ro như: thủ tục, pháp lý, quá trình chăm sóc khách hàng,..Vậy nên, với trường hợp này, các chiến dịch marketing cần nên minh bạch trên những thông điệp truyền thông của mình, giúp khách hàng cảm nhận được sự cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp.
Tâm lý khách hàng khi “soi” nhược điểm dự án
Con người thường có xu hướng tìm ra những điểm yếu nhanh hơn những điểm mạnh, điểm tốt. Khi mua dự án bất động sản nghỉ dưỡng cũng thế, họ thường phàn nàn về những điểm yếu của dự án. Vậy, nhà quảng cáo, nhân viên kinh doanh nên làm gì?
Hãy nhìn nhận thực tế cùng khách hàng và chấp nhận những điểm yếu đó. Thay vì cố gắng che dấu những khuyết điểm. chuyên viên tư vấn nên tư vấn khách hàng những ưu điểm phù hợp để thay thế. Hãy kiên nhẫn, vì chính bạn sẽ là người giúp khách hàng có được cảm xúc tích cực từ dự án. Một hình ảnh chỉn chu cùng văn phong hiện đại, chuyên nghiệp chính là điểm cộng giúp giữ chân khách hàng.
Bất động sản nghỉ dưỡng là sản phẩm có giá trị cao, thế nên khi đưa ra quyết định đầu tư dự án, khách hàng phần lớn cần có thời gian để nghiên cứu sản phẩm. Vậy nên, là một nhà quảng cáo, nhân viên sale, hãy thấu hiểu tâm lý khách hàng để từ đó có được những thông điệp truyền thông, cách thức tư vấn phù hợp hơn.