Nếu bạn là “Newbie” trong lĩnh vực marketing, chắc hẳn bạn sẽ phải vô cùng khổ sở khi phải ghi nhớ những thuật ngữ, dẫn đến sẽ sử dụng sai và sẽ vô cùng tai hại khi bạn sử dụng giao tiếp với khách hàng. Trong phạm vi bài viết này, Munkas Agency sẽ giúp bạn hiểu đúng và đủ về 2 khái niệm SEO và SEM.
SEO và SEM là gì?
Khái niệm SEO
SEO – viết tắt của Search Engine Optimization, là quá trình tối ưu hóa website của bạn nhằm tăng khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm, giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin dễ dàng nhất và nhanh nhất để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của mình.
Khái niệm SEM
SEM, viết tắt của Search Engine Marketing và thường được gọi là chiến lược “trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột”. Điều này có nghĩa, để tăng khả năng hiển thị của một website trên công cụ tìm kiếm, bạn phải bỏ tiền ra cho mỗi lần nhấp chuột của khách hàng
Nhìn chung mục tiêu của cả SEO và SEM chính là làm tăng khả năng hiển thị của một website trên công cụ tìm kiếm.
Những điểm tương đồng của SEO và SEM
Những điểm giống nhau khi triển khai SEO và SEM bao gồm:
- Tăng lưu lượng truy cập vào các trang web
- Đều sử dụng từ khoá để xác định mục tiêu
- Đòi hỏi phải liên tục tối ưu
Những điểm khác nhau giữa SEO và SEM
Vị trí xuất hiện
SEM
Khi triển khai SEM, vị trí kết quả website của bạn trên công cụ hiển thị có thể xuất hiện trên danh sách các website không trả phí hoặc đôi khi xuất hiện bên dưới của danh sách. Đây cũng là dấu hiệu giúp bạn đánh giá mức tối ưu của quảng cáo.
SEO
Kết quả của quá trình SEO sẽ giúp cho website của bản hiển thị ở những trang đầu của tìm kiếm. Tuy nhiên khi có sự xuất hiện của các trang web thực hiện SEM thì website của bạn phải xếp sau những website đó. Các website được hiển thị nhờ SEO sẽ chiếm phần lớn trên công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu hướng đến
SEM
Ngoài từ khoá, ở triển khai SEM, google còn có thể cho phép bạn lựa chọn một số yếu tố khác như: thời gian, vị trí địa lý, ngôn ngữ, thiết bị hiển thị,…
Đặc biệt, SEM còn cho bạn cơ hội “lên top” với mọi từ khóa, ngay cả những từ khoá có tính cạnh tranh cao.
SEO
Không giống với SEM, SEO cho phép bạn tối ưu thứ hạng tìm kiếm với từ khoá. Do đó, điều này khiến bạn phải xem xét đến sự cạnh tranh của từ khoá đó nếu không muốn lãng phí nỗ lực mà khả năng xếp hạng cao tìm kiếm là vô cùng khó.
Thời gian có kết quả
SEM
Thời gian hiển thị kết quả là ngay lập tức khi quảng cáo của bạn được chấp thuận. Do vậy, với những ai chấp nhận trả giá thì điều này là vô cùng hấp dẫn
SEO
Thông thường, đối với việc tối ưu kết quả tìm kiếm bằng cách triển khai SEO thì kết quả trả về trung bình phải từ 2 đến 12 tháng. Đó là một quá trình dài thách thức sự bình tĩnh và kiên nhẫn.
Giá trị bền vững lâu dài
SEM
Khi bạn ngừng thanh toán cho SEM, hiển thị của bạn sẽ “biến mất” với những cụm từ tìm kiếm trước đó mà bạn thực hiện. Điều này có nghĩa giá trị lâu dài về nguồn lưu lượng truy cập sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tiền. Do đó, SEM sẽ phù hợp triển khai ở một số giai đoạn cụ thể nào đó, có thể để tăng doanh số của một dự án bất động sản trong thời gian khoảng 1 – 3 tháng.
SEO
Điều tuyệt vời của SEO chính là giá trị lâu dài. Do đó, sự chăm chỉ của bạn cho chiến lược SEO trong thời điểm này sẽ là “bệ phóng” cho website của bạn trong tương lai. Với chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn cho doanh nghiệp, đây sẽ là một phương pháp không thể bỏ qua.
CTR
SEM
Tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình trên tất cả các ngành đối với Google Ads là 3,17%.
Điều này có nghĩa là trung bình, 3 người trong số 100 người xem quảng cáo của bạn sẽ nhấp vào quảng cáo của bạn.
SEO
CTR, tỷ lệ nhấp trung bình, cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền số 1 nhận được 31,75% tổng số nhấp chuột.Tức trung bình có đến 37 người trong số 100 người tìm kiếm từ khóa trên Google sẽ nhấp vào xếp hạng số 1.
Có thể thấy, chỉ cần website của bạn xuất hiện ở trang đầu tiên trên kết quả tìm kiếm, bạn sẽ có cơ hội có được tỷ lệ nhấp trung bình vô cùng cao.
Trên đây là những điểm giống cũng những những điểm khác biệt của SEO và SEM. Suy cho cùng, tuỳ vào giai đoạn và mục đích của doanh nghiệp mà bạn có được lựa chọn phù hợp giữa SEO và SEM. Để lựa chọn, một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn như: thời gian có kết quả, ngân sách phân bổ,…
Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn đã có những nhận định đúng đắn cho cả SEO và SEM, để từ đó có được những định hướng phù hợp cho doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
*Xem Thêm: Tối Ưu Hóa Thứ Hạng SEO – Chiến Lược Đầu Tư Dài Hạn Của Doanh Nghiệp Bất Động Sản
Munkas Creative Agency