Khi nhắc đến sáng tạo bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Một nghệ sĩ vẽ tranh nghệ thuật? Một nhà thiết kế với kĩ năng và trí tưởng tượng của kiến trúc sư đương thời? Một thiên tài nghệ thuật bẩm sinh? Tất nhiên, sáng tạo bao gồm tất cả điều trên, nhưng người sáng tạo đích thực luôn suy nghĩ tìm tòi những thứ thực tiễn và có giá trị. Họ giải quyết vấn đề cơ bản bằng suy nghĩ sáng tạo hơn. Kiểu sáng tạo này cực kì hữu ích trong kinh doanh và kĩ năng đáng giá cho bất cứ ai có khả năng này.
Nhà sáng lập kiêm nhà tâm lý học xã hội ĐH Kinh tế Luân Đôn Graham Wallas đã phát triển một giả thiết về quá trình sáng tạo mà tôi nghĩ sẽ có ích cho bạn. Qua nhiều năm quan sát từ Poincare, một nhà toán học người Pháp, Wallas đã mang đến những mô hình thực tiễn và logic hơn giúp tư duy cảm tính trở thành giải pháp hoàn hảo để giải quyết vấn đề. Mô hình gồm có 4 bước:
Bước 1 – Chuẩn bị
Tìm ra vấn đề cốt lõi và mọi thông tin liên quan càng nhiều càng tốt. Cố gắng đưa ra một số câu trả lời phù hợp.
Bước 2 – Ấp ủ ý tưởng
Làm một số thứ không liên quan đến vấn đề bạn gặp phải, suy nghĩ về những điều khác và cho phép bộ não tư do bay bổng đưa ra ý tưởng.
Bước 3 – Sáng kiến
Giai đoạn ấp ủ ý tưởng có những ý tưởng không liên quan nhưng có thể đem đến câu trả lời, kiểu như bạn bất chợt nảy ra một ý tưởng hay. Thiên tài là những bộ não đã chuẩn bị sẵn là do vậy.
Bước 4 – Xác nhận
Ở bước này, bạn sẽ kiểm tra lại giải pháp bạn đưa ra sẽ hoạt động như thế nào?
Giai đoạn “ấp ủ ý tưởng” là phần thú vị nhất, thu hút ý kiến tranh luận bao nhiêu năm qua. Đó có thể là thông tin được bạn xem xét, chuẩn bị nhờ quá trình tư duy trừu tượng. Một số cho rằng tư duy vô thức nhanh hơn tư duy có ý thức, vì vậy sẽ hiệu quả hơn trong quá trình ấp ủ ý tưởng. Các nhà tâm lý học cho rằng bởi vì quá trình vô thức hiệu quả hơn có ý thức bởi vì không có bất cứ rào cản nào khi kết hợp các chủ đề thông thường, do đó bộ não được tự do bộc phát những giải pháp mới.
Trích Lynda Shaw, Tạp chí Forbes
Dịch: Munkas