Trong thời đại hiện nay, việc thay đổi để thích ứng với thị trường luôn là vấn đề mà doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều phải quan tâm. Từ sự phát triển công nghệ, văn hoá, xã hội đến pháp luật đều có khả năng tác động đến sự phát triển doanh nghiệp bất động sản. Vậy nên, để thích ứng với thị trường, mỗi doanh nghiệp bất động sản phải có những hành trang riêng cho mình trong mỗi công cuộc tái định vị thương hiệu.

Tái định vị thương hiệu – cơ hội cho những “cú bật” của những doanh nghiệp bất động sản

Tái định vị thương hiệu là gì?

Có nhiều khái niệm về tái định vị, nhưng nhìn chung tái định vị là một quá trình doanh nghiệp thay đổi hình ảnh của mình trong nhận thức của người tiêu dùng. Ở chiến lược ấy có thể là một sự thay đổi về tên, biểu tượng, hoặc thay đổi thiết kế dựa trên những thiết kế cũ. Đồng thời trong sự thay đổi ấy chính là một bản sắc riêng, mới mẻ và khác biệt.

Cùng với đó, tái định vị thương hiệu đồng nghĩa sẽ giúp cho doanh giữ lại những yếu tố khiến khách hàng yêu mến và cải thiện thương hiệu thích ứng với môi trường kinh doanh và với mục tiêu mới của doanh nghiệp.

Khi nào doanh nghiệp bất động sản cần tái định vị thương hiệu?

Hình ảnh thương hiệu phức tạp, khó ghi nhớ, không phù hợp.

Từ những cuộc khảo sát thực tế và nhận thấy hình ảnh thương hiệu khó được ghi nhớ từ phía khách hàng, doanh nghiệp nên có những đầu tư bài bản để điều chỉnh hình ảnh thương hiệu phù hợp hơn và giúp khách hàng khắc ghi hình ảnh ấy hơn.

Hoặc nhằm để phù hợp với nhu cầu, chạm đến cảm xúc của khách hàng, doanh nghiệp cũng nên có những chiến lược cụ thể trong việc thay đổi hình ảnh thương hiệu, tạo nên sự ấn tượng và cũng là một quá trình tái định vị thành công.

Hình ảnh thương hiệu càng đơn giản càng giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ

Khi doanh nghiệp có sự thay đổi về chiến lược thương hiệu

Là một doanh nghiệp bất động sản với định vị là một Chủ đầu tư và phát triển các dự án căn hộ cao cấp, bằng kinh nghiệm nhiều năm cùng đội ngũ nhân viên chất lượng, doanh nghiệp bạn có ý định mở rộng thị trường với nhiều phân khúc cũng như “lấn sân” vào những lĩnh vực khác như: thiết kế, nội thất,… Khi ấy, doanh nghiệp bạn nhất định phải có những định hướng và chiến lược cụ thể trong việc tái định vị thương hiệu. Có như vậy, khách hàng sẽ có được những nhận định mới và phù hợp hơn với những chiến lược kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp.

Thâm nhập vào ngành kinh doanh mới và định vị hiện tại không phù hợp

Tuỳ thuộc vào những tác động ngoại cảnh hoặc chính những nguồn lực bên trong, và doanh nghiệp bạn nhận thấy được một thị trường “béo bở” mới còn đang bị bỏ ngỏ. Chính vì điều đó, doanh nghiệp muốn bước sang thị trường này và bắt đầu có những mục tiêu, định hướng mới. Chính vì lẽ đó, việc tái định vị thương hiệu là điều hoàn toàn hiển nhiên phải thực hiện để phù hợp với đối tượng khách hàng và sản phẩm mới.

Khi một đối thủ cạnh tranh “vượt mặt”

Khi thế mạnh của doanh nghiệp bắt đầu có những dấu hiệu bị “lật đổ” bởi đối thủ của mình, doanh nghiệp nên có những kế hoạch nghiên cứu thị trường cũng như tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng. 

Tái định vị thương hiệu cũng là chiến lược giúp doanh nghiệp bất động sản “hạ gục” đối thủ

Vậy nên, khi xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp bất động sản, mỗi marketer phải luôn nắm bắt thị trường và những xu hướng quyết định mua của khách hàng để có được những thay đổi đúng thời điểm, đúng chiến lược. Mỗi lĩnh vực đều có những chu kỳ tái định vị riêng. Hãy luôn nhớ rằng tái định vị thương hiệu sẽ luôn là những “cú bật” đối với doanh nghiệp, hãy cẩn trọng và có được sự nghiên cứu bài bản.

Xem thêm: 7 lý do khiến doanh nghiệp bất động sản phải định vị thương hiệu