Bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào khi đã đặt chân vào “sân khấu kinh bang tế thế” thì đều muốn sở hữu trong tay một chiến lược thương hiệu độc nhất, một thương hiệu số 1 trong lĩnh vực đang hoạt động. Và đương nhiên, nhà quản trị, các chiến lược gia hoàn toàn có thể tự vỗ ngực khẳng định mình thương hiệu là số 1. Nhưng liệu rằng, khách hàng và công chúng có công nhận rằng doanh nghiệp/ thương hiệu đó là kẻ dẫn đầu hay không?
Câu hỏi phản nhận thức đấy đã khiến cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cá nhân đang dẫn dắt thương hiệu tự đặt ra câu hỏi là: “Liệu một chiến lược thương hiệu dẫn đầu thì có những yếu tố nào? Hay đặc quyền của kẻ dẫn dắt thị trường là gì?”
*Tham Khảo: 5 Modules Xây Dựng Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu
Góc Chiến Lược: “Đặc Quyền Của Một Thương Hiệu Dẫn Đầu Thị Trường Là Gì?”
Thế Nào Là Thương Hiệu Dẫn Đầu?
-
Những quan niệm mang tính chủ quan
Mỗi thương hiệu có một mục tiêu và hình thức tiếp cận thị trường khác nhau. Thương hiệu không nhất thiết phải dẫn đầu và chiếm lĩnh vị thế số một để trở nên vĩ đại. Bằng chứng là trong thế giới thương hiệu có không ít tên tuổi dù không liên tục dẫn đầu trên bảng xếp hạng về doanh số, doanh thu hay giá trị thương hiệu.
Tuy nhiên, các thương hiệu nêu trên vẫn được công nhận là một trong những thương hiệu hàng đầu trong thị trường của mình. Hãy thử hình dung xem sẽ như thế nào nếu cả Tesla, Mercedes Ben và Roll Royce đều tự nhận mình là kẻ đứng đầu trong lĩnh vực xe ô tô
“Thương hiệu là bất cứ những gì mà khách hàng nghĩ đến khi họ nghe đến tên của công ty bạn. Tức là thương hiệu là khái niệm tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm”
– Theo David D’Alessandro in Brand Warfare –
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu được ra đời để dù thương hiệu không tự vỗ ngực thừa nhận mình là nhất thì thương hiệu vẫn có thể giành lấy sự tin tưởng của khách hàng mục tiêu và được thị trường thực sự công nhận. Thương hiệu sẽ sử dụng những chiến thuật truyền tải thông điệp có liên quan đến so sánh nhất, hay hình ảnh nhằm ẩn ý tuyên bố vị thế của thương hiệu mà vẫn không tạo ra ấn tượng xấu trong mắt khách hàng mục tiêu.
-
Các ví dụ điển hình trên thị trường toàn thế giới
Thực tế, chiến lược thương hiệu dẫn đầu dẫu sao cũng chỉ là một trong nhiều phương án xây dựng chiến lược thương hiệu khác nhau. Ví dụ như, chiến lược thương hiệu thách thức thị trường, chiến lược thương hiệu theo sau thị trường, thị trường ngách,…
Thông thường, những chiến lược thương hiệu không áp dụng cho cả một công ty trên tất cả thị trường mà chỉ áp dụng cho từng ngành cụ thể. Vị trí của mỗi công ty trong mỗi ngành cụ thể là khác nhau. Các công ty lớn như Microsoft, Google, P&G hay Disney có thể dẫn đầu ở một số thị trường nhưng lại đóng vai trò thị trường ngách ở một số thị trường khác.
Mặt khác, tập đoàn P&G dẫn đầu nhiều phân khúc, chẳng hạn như bột giặt và dầu gội đầu, nhưng điều đó cũng thách thức đối thủ là Unilever trong phân khúc sản phẩm về xà phòng rửa tay và sản phẩm khăn giấy khi cạnh tranh cùng thương hiệu Kimberly-Clark.
Đặc Quyền Của “Kẻ Đứng Đầu” Là Gì?
Chiến lược dẫn đầu đã giúp thương hiệu doanh nghiệp phát triển vượt bậc như thế nào?
-
Luôn là cái tên đầu tiên trong lòng khách hàng
Nói một cách đơn giản và súc tích nhất, thương hiệu dẫn đầu là cái tên xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ của khách hàng khi họ có nhu cầu. Thương hiệu dẫn đầu là cái tên đại diện cho một chủng loại sản phẩm/ dịch vụ.
-
Giúp tối ưu chi phí quảng cáo
Có một sự thật là những thương hiệu nổi tiếng, có tuổi đời lâu năm hay liên tục dẫn đầu ít nhất là trong lĩnh vực và phân khúc thế mạnh, những thương hiệu này không cố gắng đầu tư quá nhiều cho những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Đặc biệt, chúng ta chỉ nhận thấy các thương hiệu này trên các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng trực tuyến, hoặc trên những trang mạng xã hội phổ thông có đến hàng tỷ người dùng.
Điểm chung là ở việc số lượng nội dung không quá nhiều, tỉ lệ tương tác và theo dõi nội dung chỉ nằm ở mức trung bình khi so sánh với các thương hiệu cạnh tranh. Bởi hơn ai hết, đích đến của chiến lược thương hiệu dẫn đầu không nằm ở số lượt tương tác, lượt theo dõi trên nền tảng Facebook hay lượt thích trên Instagram, …
-
Giúp xây dựng tài sản thương hiệu
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu không chỉ giúp thương hiệu chiếm lĩnh nhận thức khách hàng, song song đó còn giúp thương hiệu dẫn đầu chiếm lĩnh nhận thức và niềm tin từ các đối tác quan trọng. Khi sản phẩm/ dịch vụ hay nhãn hiệu của một thương hiệu được nhiều khách hàng biết đến và tin dùng, điều đó cũng kéo theo cơ hội quảng bá hình ảnh và sản phẩm/ dịch vụ chiến lược của một thương hiệu khác.
-
Xây dựng triết lý “không theo đuổi khách hàng”
Chọn lọc khách hàng là một trong những yếu tố của chiến lược thương hiệu góp phần thành công và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tối ưu về nhiều mặt. Bởi khi và chỉ khi tập trung vào một tệp đối tượng, thì thương hiệu mới không bị dàn trải mức độ đầu tư. Qua đó, doanh nghiệp chỉ cần làm thỏa mãn nhu cầu của một đối tượng để nhằm sản xuất sản phẩm tốt nhất cho thị trường đó, lan tỏa bản sắc của mình và lôi kéo được nhiều khách hàng trung thành đến với thương hiệu.
*Xem Ngay: CPM & CPC: Hai Chỉ Số Quan Trọng Trong Quảng Cáo Của Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu
Những Yếu Tố Tạo Nên Một Thương Hiệu Đi Đầu Một Lĩnh Vực
Tại sao Gucci không có sản phẩm giá rẻ để thu hút thêm nhiều khách hàng? Tại sao BMW không giới thiệu những mẫu xe “giá mềm” để nhiều fan trung thành có cơ hội tiếp cận gần hơn – thay vì liên tục bán ra những mẫu xe giới hạn được trang bị gói độ độc quyền?
Triết Lý “Không Theo Đuổi Khách Hàng”
Khi nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, chúng ta sẽ nhận ra rằng những thương hiệu dẫn đầu không có định nghĩa thế nào là theo đuổi khách hàng hay thậm chí là vơ vét thị phần về phía mình bằng mọi cách.
Ngược lại, khách hàng mới chính là những người chọn lựa, quyết định và tình nguyện gắn bó trung thành với các thương hiệu kể trên, tuyệt nhiên không cần đến những chiến dịch truyền thông rầm rộ hay những lời quảng cáo bay bổng được treo ở khắp mọi nơi.
Một số thương hiệu được khai sinh, tồn tại rồi phát triển trên thị trường để hoàn thành mục tiêu đáp ứng thị hiếu của càng nhiều khách hàng càng tốt. Họ luôn cố gắng làm mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của đại đa số khách hàng. Thương hiệu dẫn đầu thì không như vậy, họ không dễ dãi với mọi khách hàng bởi họ đã xây dựng cho thương hiệu một phân khúc thị trường cố định và triết lý của họ sẽ luôn kiên định và chắc chắn với phân khúc đó.
Duy Trì Năng Lượng Của Thương Hiệu
Thương hiệu doanh nghiệp dẫn đầu thực sự là thương hiệu luôn biết cách tỏa ra năng lượng mạnh mẽ đến thị trường. Mặc dù không rầm rộ nhưng mỗi một hoạt động truyền thông luôn ghi dấu ấn trên thị trường, tạo được tiếng vang và hiệu ứng trên thị trường và đặc biệt được khách hàng mục tiêu quan tâm.
Ngoài ra, thương hiệu đó, phải luôn gắn liền bản sắc thương hiệu trong mọi chiến dịch truyền thông. Điều này đã góp phần cho thành công của sản phẩm/ dịch vụ từ thương hiệu đến và in sâu trong tâm trí khách hàng.
Mở Rộng Tổng Cầu
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu thị trường tạo cơ hội cho thương hiệu doanh nghiệp mở rộng thị trường bằng cách tạo ra nhu cầu mới thay vì cứ liên tục theo đuổi để thỏa mãn nhu cầu. Khi tạo ra được nhu cầu mới thì doanh nghiệp sẽ phát triển người dùng mới, cách sử dụng mới và khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của họ hơn.
Chúng ta hoàn toàn có thể tìm thấy thị trường mới hoặc phân khúc thị trường ngách mà chưa được khai thác triệt để. Thậm chí, việc kiến tạo nhu cầu không hẳn là tạo ra sản phẩm mới, đội ngũ phát triển sản phẩm có thể chỉ đơn giản là phát hiện ra một công dụng, tính năng mới của sản phẩm.
Những người dẫn đầu thị trường cũng có thể khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn. Ví dụ: Campbell’s kêu gọi mọi người ăn súp và các sản phẩm khác của Campbell’s thường xuyên hơn bằng cách chạy quảng cáo chứa công thức nấu ăn mới. Tại website về Campbell’s Kitchen, du khách có thể tìm kiếm hoặc trao đổi công thức nấu ăn, tạo hộp công thức cá nhân của riêng mình và học hỏi cách để ăn uống lành mạnh hơn.
*Tham Khảo: 12 Tính Cách Thương Hiệu & Sự Lựa Chọn Của Các Thế Hệ Trong Thị Trường Marketing Hiện Đại
Tự Cạnh Tranh Với Chính Mình
Chiến lược thương hiệu dẫn đầu không bao gồm những hành vi luôn chăm chăm vào đối thủ. Chiến lược thương hiệu bền vững thì cần nhiều hơn thế!
Hãy tạo ra rào cản cạnh tranh đủ lớn để không bị tác động bởi mỗi bước đi dù là nhỏ nhất của đối thủ gần nhất. Sau khi tạo ra vành đai phòng thủ tuyến xa này rồi, nhiệm vụ của một thương hiệu doanh nghiệp dẫn đầu là thách thức và đổi mới chính họ. Hơn ai hết, các nhà lãnh đạo biết rằng nếu cứ dậm chân một chỗ mà không biết cách đổi mới mình thì đối thủ sẽ trực tiếp thay họ làm điều đó. Và đương nhiên, đối thủ cũng thay chúng ta nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Munkas Agency – Đơn Vị Marketing Bất Động Sản Số 1 Thị Trường Việt Nam
Tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giải pháp marketing bất động sản, hơn ai hết, Munkas Creative Agency hiểu rằng bất kỳ chủ đầu tư cũng luôn mong muốn là thương hiệu của doanh nghiệp sẽ đứng đầu ở riêng thị trường ngách. Hiện nay, Munkas Creative Agency đang phát triển đa dạng các dịch vụ dành riêng cho truyền thông marketing cho bất động sản như: Gói Giải pháp Tư vấn Chiến lược marketing, Xây dựng Thương hiệu, Project Concept, Tìm kiếm Data Khách hàng, …
Với tuyên ngôn “Minh bạch hóa thị trường bất động sản Việt Nam qua hoạt động truyền thông marketing”, chúng tôi bước vào ngành bất động sản trên nền tảng là dịch vụ Digital Marketing (Truyền thông tiếp thị Kỹ thuật Số hóa) chuyên biệt dành cho ngành bất động sản. Trong suốt 7 năm qua, Munkas Agency luôn gắn kết với nhiều chủ đầu tư, đơn vị phát triển dự án hàng đầu bằng chính sự uy tín của doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ.
*Đọc Tiếp: Chiến Lược Truyền Thông Thương Hiệu – Chìa Khóa Tăng Trưởng Trong Thị Trường Bất Động Sản
Munkas Creative Agency