Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều ngành nghề, trong đó có bất động sản. Nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động vì không đủ nguồn lực tài chính, số khác vẫn đang chờ thị trường ổn định mới vào cuộc trở lại.

Covid-19 khiến thị trường bất động sản “đóng băng”

Trong hơn 3 tháng dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam, nhiều ngành nghề gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh như du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, hàng không,… Theo dữ liệu từ VietnamWorks, số lượng công việc đăng tuyển của các ngành có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm ngoái như hàng không/du lịch (-28%); nhà hàng/khách sạn (-21%); giáo dục (-11%). Hầu hết các doanh nghiệp đều tạm nghỉ và có xu hướng chờ hết dịch mới bắt đầu khởi động lại hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng không ngoại lệ.

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã trở thành tác nhân khiến thị trường bất động sản “đóng băng” nhanh chóng. Trải qua nhiều khó khăn như siết vốn tín dụng, vướng mắc về pháp lý,…trong năm 2019, bất động sản năm 2020 càng trở nên ảm đạm và bất ổn do Covid-19. Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục kéo dài, rất có khả năng sẽ có một cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi một nền kinh tế bị đe dọa thì bất động sản khó có thể sáng hơn ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần.

Cơ hội nào trong mùa dịch Covid-19?

Trong thời điểm dịch bệnh vẫn có xu hướng lan rộng, hầu hết các doanh nghiệp đều muốn cắt giảm chi phí đầu tư, marketing, nhân sự, thu hẹp các hoạt động bán hàng, nghỉ ngơi, chờ hết dịch hay thậm chí tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, với những “ông lớn” có tầm nhìn dài hạn và biết tận dụng thời cơ, đây là “thời điểm vàng” để nắm bắt cơ hội kinh doanh, vươn lên vị trí cao hơn trên thị trường. 

Doanh nghiệp bất động sản vẫn còn cơ hội trong mùa dịch Covid-19 

 

Cụ thể, để có thể biến thách thức thành cơ hội trong giai đoạn thị trường khó khăn, doanh nghiệp bất động sản cần:

1. Tránh các sai lầm tiếp thị thường gặp khi kinh tế hỗn loạn

Sự bùng phát của dịch Covid-19 được WHO công bố là một đại dịch toàn cầu đã và đang đe dọa sự ổn định của kinh tế thế giới. Khi kinh tế hỗn loạn, đến thời điểm phải cắt giảm chi phí, hầu hết các doanh nghiệp đều mắc phải sai lầm. Theo bậc thầy marketing Philip Kotler, khi cắt giảm, mảng tiếp thị luôn bị “xử trảm” đầu tiên, thứ hai là việc phát triển sản phẩm mới. Những hành động đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị phần và sự đổi mới của doanh nghiệp.

  • Cắt chi phí tiếp thị là đang nhường chỗ cho đối thủ cạnh tranh gửi đi trước các thông điệp của họ và cướp đi khách hàng của bạn.
  • Không đầu tư vào phát triển sản phẩm chắc chắn sẽ làm cản trở việc tạo dựng giá trị trong tương lai cho công ty, hạn chế sự tăng trưởng tiềm năng và trao lợi thế cho đối thủ.

2. Điều chỉnh chiến lược marketing phù hợp với hoàn cảnh hiện tại

Xem xét ngân sách hiện tại cho các chiến dịch marketing, các dự án đang mang lại hiệu quả trong thời Covid-19. Ví dụ, trong giai đoạn thị trường khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản nên đầu tư xây dựng website và SEO để tối ưu hoạt động kinh doanh trực tuyến.

3. Tập trung “nuôi dưỡng” khách hàng

Thay vì tìm mọi cách để tiếp cận và bán hàng cho khách hàng mới, doanh nghiệp cần tập trung nuôi dưỡng khách hàng trung thành và khách hàng tiềm năng để duy trì niềm tin, tình cảm và xây dựng thương hiệu bằng các hoạt động chăm sóc khách hàng, chia sẻ thông tin thị trường, kinh nghiệm chuyên môn,…

4 . Cải tiến sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu thị trường

Trong lúc khách hàng hạn chế ra ngoài giao dịch để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19, tất cả các nhu cầu mua sắm, tham quan đều được chuyển sang hoạt động trực tuyến. Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản cần tìm cách thích nghi và linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ, sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, hãy nỗ lực tìm cách tiếp cận và tương tác thường xuyên với họ thông qua các kênh online.

 

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là tình hình tạm thời, nhiều nhà đầu tư xem Covid-19 như một “phép thử” để xác định được những dự án tiềm năng. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, thị trường BĐS sẽ còn gặp nhiều thách thức, tuy nhiên đó cũng là cơ hội để các nhà đầu tư nhìn nhận những vấn đề còn tồn đọng để có những bước đi vững chắc hơn và mang đến những sản phẩm BĐS tốt hơn cho thị trường trong tương lai.