“Nếu không nói là sẽ trở thành quan điểm chiến lược của nhiều thương hiệu lớn” – Đây là câu nói mà chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh đã dùng khi dự đoán những xu hướng truyền thông trong năm 2019.

  1. Nhân bản thương hiệu

Sau hàng trăm năm tiến hóa theo các áp đặt thông điệp lên đối tượng khách hàng, giới truyền thông marketing chợt nhận ra rằng mối quan hệ giữa con người với con người mới là mấu chốt. Điều này là đã làm hồi sinh khía cạnh “con người” trong thương hiệu với sự thấu cảm, không hoàn hảo và đơn giản của nó.

Có thể nói, 2018 vừa qua là năm bản lề của Human to Human marketing (H2H), năm đánh dấu truyền thông thương hiệu bắt đầu dịch chuyển sang hướng kết nối con người với con người. Thương hiệu được xây dựng như một con người, với tính cách của con người, nói chuyện như con người, thiếu một chút để hoàn hảo như người, dần có trách nhiệm với xã hội và tương lai như con người. Rất nhiều các thương hiệu quốc tế lẫn Việt Nam đã nắm bắt xu hướng truyền thông này. Bằng cách này hoặc cách khác họ đã dần tạo nên những nền tảng đối thoại gần gũi hơn với khách hàng mục tiêu.

Rõ nhất có thế thấy chiến dịch Tết của Coca Cola, cùng một chủ đề kết nối, nếu năm 2018 thương hiệu này chọn cách khắc họa những khoảnh khắc, điều giản dị thường bị bỏ lỡ trong ngày Tết thông qua chiến dịch “Tết vẹn yêu thương”, thì năm 2019, chiến dịch “Xí xóa siết chặt yêu thương” lại hướng vào những lỗi lầm, những hoài nghi, thậm chí là những lời trách móc giữa người với người.

 

Xu huong truyen thong Coca Cola

Coca Cola đã xây dựng một chiến dịch không những truyền tải được thông điệp Tết gắn kết mà còn gợi mở được sự bao dung, thông cảm, quan tâm giữa người với người. Có thể nói Coca Cola là một trong những thương hiệu lớn thành công với việc lồng ghép tính cách con người vào hình ảnh thương hiệu.

  1. Cá nhân hóa công chúng mục tiêu

Khi cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ, xu hướng truyền thông cá thể hóa dần được đề cao. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ phân tích dữ liệu đối tượng truyền thông dần được đa dạng hóa cao.

Phân khúc khách hàng của các thương hiệu không còn là một nhóm với những đặc điểm nhân khẩu học giống nhau, mà thay vào đó là hàng triệu cá nhân với những suy nghĩ, mối quan tâm, phong cách và sở thích riêng. Công nghệ AI và Big Data đã góp phần giúp những người Marketing lẫn doanh nghiệp có cơ hội được hiểu tường tận một khách hàng cụ thể từ những “dấu chân” họ vô tình để lại trong thế giới Digital.

Tuy nhiên không có gì là miễn phí, bài toán đặt ra cho các Marketer là ứng dụng và phối hợp các công nghệ với nhau một cách sáng tạo, cá nhân hóa nội dung để làm sao truyền tải thông điệp hiệu quả nhất đến đúng người, đúng thời điểm.

  1. Micro-influencers marketing

Công nghệ phát triển cũng đồng nghĩa với một thực tế thú vị là cộng đồng người nổi tiếng có hàng trăm, hàng nghìn Follower đang ngày càng trở nên đông đảo, đến mức khó xác định và vẽ được chân dung đối tượng mục tiêu chính xác trong hàng nghìn người đó.

xu huong truyen thong micro-influencer

Song song đó, những người có ảnh hưởng đối với một cộng đồng nhất định thì số lượng Follower mang tính tập trung hơn. Vì họ theo dõi người ảnh hưởng với một mục đích rõ ràng. Lượng Follower “khiêm tốn” này thường rất kiên định với quan điểm, sở thích và những giá trị họ theo đuổi. Có thể những cái like trên bài đăng của mega KOL không mang lại nhiều ý nghĩa với khách hàng mục tiêu của các thương hiệu, nhưng đó là những kết quả đáng kể với một cộng đồng được xác định, dù nhỏ.

Bởi trong xu thế H2H marketing, những cuộc đối thoại như thế này sẽ rõ ràng trực diện, kết nối và tương tác cao hơn.

> Có thể bạn muốn xem thêm: Lý do bạn mãi không thoát khỏi số lận đận vòng chốt deal

  1. Brand Journalism

Công nghệ phát triển giúp các doanh nghiệp có cơ hội tương tác với đối tượng mục tiêu qua những kênh truyền thông riêng (Owned Media). Tuy nhiên, biến kênh truyền thông thành một trang “báo chí” lại là những “nước cờ” mới. Theo đó, thay vì không đơn thuần là kênh tuyên truyền, cung cấp thông tin của sản phẩm, doanh nghiệp mà còn là nơi mang đến những nội dung thiết yếu, được thiết kế riêng, phù hợp với nhu cầu đối tượng bạn đọc.

Tất nhiên, đó chỉ là những thông tin khách quan nhưng tạo sự liên tưởng đến các giá trị mà thương hiệu đang xây dựng và theo đuổi. Mặc dù đã xác định rất rõ ràng về hiệu quả của xu hướng truyền thông này nhưng nhiều thương hiệu vẫn phải vật vã “đấu tranh nội tâm” để vượt qua chính rào cản nhận thức của mình. Gián tiếp gây ảnh hưởng hay trực diện quảng bá thương hiệu.

Đa số những người làm truyền thông cho biết, họ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục ban lãnh đạo hơn là thuyết phục cộng đồng.

  1. “Chủ nghĩa dân túy” Facebook

Với những người theo chủ nghĩa này thì khá hứng thú với sự hời hợt, dễ bị kích động của phần lớn cộng đồng mạng. Tùy vào từng mục đích khác nhau, họ sẽ chọn điều đại bộ phận cư dân thích, muốn nghe, muốn thấy để làm đòn bẩy cho việc khuếch tán tầm ảnh hưởng, cài cắm thông điệp hoặc đơn giản chỉ là thỏa mãn nhu cầu được nổi tiếng.

> Có thể bạn muốn xem: 5 xu hướng Marketing cho bất động sản trên Facebook

Xu huong truyen thong facebook 2019

Thực tế, chủ nghĩa dân túy chỉ vừa xuất hiện và thực sự phát triển trong thời gian gần đây, đặc biệt trên mạng xã hội. “Gốc rễ” xuất phát từ sự mất niềm tin vào tầng lớp lãnh đạo, tầng lớp tinh hoa và các kênh báo chí chính thống. Điều này được thúc đẩy bởi những chủ nghĩa dân tộc cực đoan, được nuôi dưỡng bằng môi trường mạng xã hội vốn được Facebook giới hạn bằng những thuật toán gói gọn trong các vấn đề và quan điểm mà mỗi người quan tâm. Theo góc nhìn tích cực, các thuật toán này giúp chúng ta loại bỏ những thông tin rác và không cần thiết. Tuy nhiên nó lại khiến chúng ta thu mình trong một ốc đảo riêng mà ít khi nhận thấy sự đa dạng và khác biệt xung quanh.

  1. OOH “biết nói”

Phá vỡ những quy tắc thụ động, thiếu tính tương tác, truyền thông ngoài trời (Out-of-Home) đang ngày càng trở nên thú vị khi dần dịch chuyển sang H2H. Điển hình là màn đối thoại hấp dẫn giữa hai nhãn hiệu Milo và Ovaltine. Điều này đã cho thấy các biển hiệu quảng cáo cũng biết nói chuyện.

Chính công nghệ đã giúp chúng ta dần thay đổi tư duy về cách làm truyền thông ngoài trời. Những bảng quảng cáo điện tử tương tác với điện thoại smartphone, cảm biến nhận dạng khuôn mặt, thiết bị tương tác, đo lường phản ứng..đang từng ngày trở thành một cách thể hiện khác cho ứng dụng OOH.

  1. Phản ứng với “Khủng bố truyền thông”

Kể từ sau phiên tòa xét xử cựu nhà báo Duy Phong đến những vụ án bắt gữ người giả mạo nhà báo nhằm đe dọa, tống tiền đã cho thấy những phản ứng nhất định từ các doanh nghiệp.

Nhiều người làm truyền thông và nhà báo công tâm đã nhiều lần bày tỏ bức xúc và tâm huyết muốn lấy lại uy tín và danh dự cho ngành báo chí thông qua việc xây dựng mối quan hệ Win – Win với doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện tượng “khủng bố” chỉ mới bắt đầu gần đây, để tạo được thành công từ xu hướng truyền thông này cần có một hệ thống giải pháp toàn diện từ cơ quan quản lý báo chí, tổ chức quốc tế, dân sự và nhất là doanh nghiệp.

Nguồn: Lê Quốc Vinh – Chủ Tịch & Tổng Giám Đốc Tập đoàn truyền thông Lê