“Từ đầu năm 2018 đến nay, cơn sốt đất nền trải rộng hết các tình thành từ Bắc đến Nam. hiện tại thị trường đất nền đang trong giai đoạn phát triển tăng tốc và ở giữa của chu kì này, sẽ còn tăng trưởng trong vòng 4 năm tới.” Đây là nhận định chung của các chuyên gia tại buổi tọa đàm trực tiếp “Đất nền sốt nóng, nhận diện cơ hội và rủi ro đầu tư” diễn ra ngày 19/4 vừa qua đang khá được quan tâm gần đây.
Bắt lấy cơn sóng
“Nếu có 3 tỷ nên rút tiền chơi chứng khoán để đi đầu tư đất nền” Ông Phạm Thanh Hưng, phó Chủ tịch HĐQT Cengroup chia sẻ.
Ông cũng cho hay, xét trên gốc độ chu kỳ của thị trường thì 2018 là năm vô cùng quan trọng của nền kinh tế nói chung, cũng như đối với các ngành nghề và bất động sản cũng không nằm ngoài cuộc đua.
Ông Hưng phân tích, thị trường luôn có quy luật và có tính chu kỳ, thông thường khoảng từ 7 đến 8 năm. Đối với ngành bất động sản, thời điểm khủng hoảng nhất gần đây là năm 1997, sau đó bùng nổ trong giai đoạn 2005-2009, sau đó lại khủng hoảng vào năm 2011-2015. Bắt đầu manh nha phục hồi từ cuối năm 2014 đầu 2015 sau cơn khủng hoảng, thì đến nay mới chỉ được tầm 3 năm, đâu đó đang ở giữa của chu kỳ tăng trưởng.
Theo ông Nguyễn Văn Đính- Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam thì đất nền đang nóng lên ở khu vực ven TP. Hồ Chí Minh và một số nơi sắp lên Đặc khu còn tại Hà Nội sẽ cơ bản sẽ ổn định, không có nhiều biến động lớn.
Về nguyên nhân giá đất nền tăng chóng mặt là do những thông tin quy hoạch, xây dựng hạ tầng, cầu đường, trở thành khu đô thị… trên thực tế những kế hoạch này chỉ mới là ý tưởng. Nhưng các nhà đầu cơ đã lợi dụng cơ hội này để gom đất và đẩy giá tăng cao, gây nên cơn sốt đất như hiện nay.
Những rủi ro có thể gặp phải
Việc sốt đất, tăng giá đất ở các địa phương hiện nay đang đem lại nhiều cơ hội đầu tư nhưng đồng thời cũng sẽ đem đến không ít rủi ro cho nhà đầu tư, hệ lụy cho thị trường, tiềm ẩn nguy cơ bong bóng khó lường.
Theo ông Nguyễn Văn Bình – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam về cơ bản nhà đầu tư phải đối mặt với 3 rủi ro cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, do chưa có sự đầu tư của Nhà nước và cũng như từ các doanh nghiệp nên NĐT và các nhà đầu cơ chắc chắn sẽ bị mua với mức giá cao hơn giá trị thực. Giá trị đất đai thường đi theo giá trị đầu tư hạ tầng. Trong khi các khu như Phú Quóc, Vân Đồn, Vân Phong nhìn chung hạ tầng còn chưa đầy đủ và trong giai đoạn đầu vì vậy giá trị các khu không thể cao như các khu vực đã hoàn thiện đầy đủ hạ tầng. Việc chưa có đầu tư mà phải mua với mức giá cao dẫn đến những rủi ro về giá trị. Bên cạnh đó trong ngắn hạn, các nhà đầu tư luôn đẩy giá với hy vọng bán lại cho người khác. Điều này có thể lợi trong giai đoạn đầu nhưng những người đến sau sẽ chịu nhiều rủi ro hơn.
- Thứ hai là rủi ro pháp lý. Việc mua bán đất ở các khu vực này hầu như đều chưa đúng quy định hay các khu đất chưa có giấy tờ pháp lý rõ ràng, dẫn đến rủi ro cho người mua nhà. Hầu hết là đất nông nghiệp, canh tác, đất vườn… và đây là các loại đất pháp luật cấm giao dịch.
- Thứ ba là các khu vực này đa số chưa được quy hoạch. Do đó, vấn đề rủi ro đất quy hoạch cũng cần được quan tâm.
Nhìn tổng thể hơn thị trường BĐS sẽ tạo ra nguy cơ rủi ro về bong bóng tại khu vực này vì giá đẩy lên quá cao, vượt mức giá trị thực. Nguy cơ xảy ra bong bóng tại các khu vực này rất cao. Ngoài ra, còn tạo ra khó khăn cho Nhà nước quản lý, quy hoạch. Bên cạnh đó, bất động sản tại các khu vực này sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư chuyên nghiệp từ nước ngoài
Thị trường hiện phản ứng rất nhanh, nhà đầu tư thông minh không phải như chục năm trước, đầu tư theo bầy đàn. Vì thế, bình diện chung thị trường đang phát triển khá tốt, dù vẫn còn tiềm ấn rủi ro. Do đó, các chuyên gia tại buổi tọa đàm cũng khuyên các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ về các yếu tố như quy hoạch, pháp lý dự án, khu vực… trước khi xuống tiền.
Nguồn: Munkas.com