Xuất phát từ hành vi của người tiêu dùng, chiến lược Marketing 5P ra đời nhằm tái định nghĩa sự gắn kết. Đây là hướng đi mới và rất phù hợp với tâm lý các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản.

 

Khảo sát người tiêu dùng đầu năm 2018 cho thấy, khách hàng có xu hướng mua hàng từ những thương hiệu có liên quan đến nhu cầu của họ ở từng thời điểm. Tức là, họ đã có một lựa chọn đầu tiên và duy nhất cho mình mỗi khi cần mua món đồ hay đầu tư.

Từ đó, các doanh nghiệp – thương hiệu cần tìm cách trở thành “lựa chọn” đó thay vì tập trung toàn lực vào việc mở rộng đối tượng khách hàng.

chiến lược marketing 5p, marketing 5p, chiến lược marketing bất động sản

Bước ngoặt 4 sang 5: Marketing 5P về điều gì?

Mô hình marketing truyền thống 4P tập trung vào 4 yếu tố: Product (sản phẩm) – Price (Giá cả) – Place (địa điểm) – Promotion (khuyến mãi). Mô hình này giúp các doanh nghiệp tìm kiếm đối tượng khách hàng mục tiêu theo một hình mẫu tĩnh. Vì thế, nó chỉ vạch ra một số lượng khách hàng có nhu cầu nhưng có thể chưa đủ động lực để mua hàng. Ví dụ, nhiều người tiêu dùng quan tâm đến chính sách khuyến mãi nhưng nếu chính sách không đủ hấp dẫn, họ sẽ không mua hàng.

Hiện tại, mô hình marketing 5P ra đời dựa trên nghiên cứu từ Tháp nhu cầu Maslow và sự phân tích tâm lý khách hàng. Mô hình là sự kết hợp của 5 yếu tố: Purpose (mục đích) – Pride (niềm tự hào) – Partnership (đối tác) – Protection (bảo vệ) – Personalization (cá nhân hoá).

5P tập trung vào việc định nghĩa lại sự gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, tức không chỉ làm hài lòng khách hàng mới mà còn giữ chân họ, để thương hiệu doanh nghiệp luôn ở vị trí ưu tiên khi họ có nhu cầu. Cụ thể, một chiến dịch marketing 5P sẽ thoả mãn các yêu cầu:

 

  • Purpose (Mục đích): Khi khách hàng tìm đến doanh nghiệp, tức họ đang cần bạn thoả mãn những nhu cầu của họ. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt việc giải quyết các vấn đề của khách hàng, dù là cá nhân, một cách hoàn hảo nhất.
  • Pride (Niềm tự hào): Ngoài nhận những sản phẩm – dịch vụ tốt, khách hàng cần được tạo cảm giác hãnh diện và nâng tầng giá trị bản thân khi tin dùng doanh nghiệp bạn.
  • Partnership (Đối tác): Khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp nên được thu gọn lại, là đối tác hay bạn hữu chẳng hạn.
  • Protection (Bảo vệ): Khách hàng phải luôn cảm thấy an tâm với sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  • Personalization (Cá nhân hoá): Những trải nghiệm cá nhân của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp càng mang tính cá nhân thì họ càng cảm thấy được tôn trọng và tin dùng bạn hơn.

 

Marketing 5P không chỉ giúp doanh nghiệp bạn tìm ra chính xác những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn mà còn đưa thương hiệu của bạn lên hàng đầu cho những lần tiếp theo.

chiến lược marketing 5p, marketing 5p, chiến lược marketing bất động sản

Áp dụng chiến lược Marketing 5P trong bất động sản

Chiến lược Marketing 5P sẽ là lựa chọn tối ưu cho những marketers trong ngành bất động sản bởi tìm kiếm khách hàng tiềm năng là cần thiết, nhưng giữ chân các nhà đầu tư cho những dự án mới của chủ đầu tư (doanh nghiệp)/ chủ sàn mới thực sự quan trọng.

 

Cách làm này vừa đẩy nhanh tiến độ giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng, vừa tác động đến tiến trình hoàn thành dự án; thậm chí là sự thành công cho quan hệ cộng sinh của hai bên.

Nhưng trước hết, quá trình thực hiện chiến lược Marketing 5P phải hoàn hảo trong từng P – để khách hàng đến và ở lại trong mối quan hệ này với nhà phân phối dự án bất động sản. Có thể hình dung Marketing 5P được thể hiện trong thị trường bất động sản như sau:

 

  • Purpose: Người làm marketing phải đánh trúng tâm lý của khách hàng, dù có hay không quan tâm dự án. Phải khơi gợi đúng nhu cầu của họ thì họ mới bắt đầu đến với công ty mình. Ví dụ, phải cho khách hàng biết vì sao nên đầu tư vào bất động sản thay vì chứng khoán, hay nên mua chung cư thay vì nhà đất nền, v.v..
  • Pride: Có nhiều khách hàng quan niệm về đẳng cấp môi trường sống, hay tính sở hữu trong một dự án thành công. Marketers cần nắm bắt tâm lý này để nhấn mạnh đến “niềm tự hào” của khách hàng khi mua sử dụng hay đầu tư vào dự án bất động sản.
  • Partnership: Nhiều người phân phối các dự án bất động sản thường không chú trọng đến quan hệ cộng tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố để khách hàng cảm thấy được trân trọng và hài lòng với sản phẩm của bạn.
  • Protection: Đây là một trong những yêu cầu cơ bản nhất của khách hàng, đặc biệt là những nhà đầu tư còn nghi ngờ về sự thành công của dự án. Marketers cần tạo ra chiến dịch để khách hàng cảm thấy họ đang đặt niềm tin vào dự án không có nhiều rủi ro và rất an toàn để ở hay đầu tư.
  • Personalization: Mỗi khách hàng đều có những nhu cầu và tâm lý khác nhau. Chiến dịch 5P sẽ đặt ra những vấn đề đó để marketers có thể theo sát và giải quyết những thắc mắc cá nhân nhất để khách hàng thấy rằng doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến họ.

Chiến lược Marketing 5P tái định nghĩa sự gắn kết với khách hàng, tập trung vào việc họ sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhiều hơn một lần. Đối với thị trường bất động sản, điều này là rất cần thiết. Bởi tìm kiếm một khách hàng tiềm năng cho một dự án mới thì khó khăn hơn nhiều so với việc mời chào khách hàng cũ tin dùng các dự án của mình. Đặc biệt là những khách hàng sẵn sàng đầu tư vào bất động sản.

 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng hay không thể nghĩ ra chiến lược giữ chân khách hàng của mình, hãy liên hệ với Munkas – chúng tôi có thể giúp bạn thực hiện chiến lược marketing 5P cho bất động sản và đạt hiệu quả như bạn mong muốn.

 

Nguồn: Munkas.com