Chiến lược marketing suy cho cùng phục vụ cho 2 mục đích của doanh nghiệp bất động sản: gia tăng doanh số bán hàng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Dưới đây sẽ là 6 cách xây dựng chiến lược marketing nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp có được những kế hoạch nhất quán, lâu dài và hiệu quả.
Cách 1: Thấu hiểu giá trị của thương hiệu
Mỗi thương hiệu của bất kì doanh nghiệp bất động sản đều có những giá trị riêng. Về mặt tài chính, giá trị thương hiệu chính là tiền mà khách hàng sẵn sàng chi trả khi sở hữu một sản phẩm của chính thương hiệu đó. Về mặt doanh nghiệp, giá trị thương hiệu sẽ đảm bảo cho thu nhập của doanh nghiệp. Thế nên, càng thấy rõ giá trị sức mạnh thương hiệu của doanh nghiệp bạn, bạn sẽ thấu hiểu được mình có gì và mình cần phải làm gì?
Giá trị của một thương hiệu ngày nay có giá trị tương đương hoặc lớn hơn tất thảy mọi tài sản hữu hình khác của doanh nghiệp
Do đó, với mỗi marketer khi xây dựng chiến lược nào nhằm mục đích nhận diện thương hiệu, đều phải có kế hoạch nhất quán hình ảnh thương hiệu, mục tiêu, cá tính riêng của doanh nghiệp.
Việc phát triển sức mạnh thương hiệu và phát huy hình ảnh thương hiệu chiến dịch sẽ đồng thời làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là bởi:
- Xây dựng được sự chuyên nghiệp, nghiêm túc nâng giá trị của doanh nghiệp trong mắt khách hàng
- Nhằm đồng bộ về mặt tâm lý và cảm tình của khách hàng
- Tạo dựng lòng tin, yêu thích của khách hàng dành cho doanh nghiệp
- Giúp khách hàng nhận dạng sản phẩm và đi đến quyết định mua dễ dàng hơn
- Tạo nên tính cạnh tranh trên thị trường
- Xây dựng được nét đẹp văn hóa tại nội bộ doanh nghiệp, điều đó sẽ thúc đẩy truyền thông nội bộ.
Cách 2: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
Để khách hàng có thể ghi nhớ, nhận biết mạnh mẽ về thương hiệu của doanh nghiệp bạn, hình ảnh thương hiệu ở những phải được đồng nhất ở:
Tên doanh nghiệp/ dự án
- Logo
- Màu sắc chủ đạo
- Hình ảnh thiết kế
- Tài liệu giới thiệu, tài liệu bán hàng, tài liệu đào tạo, hợp đồng, hóa đơn,…
- Danh thiếp
- Đồ dùng văn phòng (mẫu thư, giấy viết, sổ tay, bút, cốc,…
- Chữ ký email
- Hình ảnh trên truyền thông trên mạng xã hội
Hình ảnh minh hoạ về bộ nhận diện thương hiệu
Cách 3: Độc đáo và khác biệt
Để không bị trùng lặp với bất kì doanh nghiệp nào, hoặc nhằm tạo nên “ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên”, hình ảnh thương hiệu của bạn phải thật độc đáo và khác biệt. Có như vậy, vừa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, vừa tạo nên hiệu quả trong việc nhận diện thương hiệu.
Cách 4: Chọn màu sắc thông minh
Thế giới màu sắc luôn tồn tại tiếng nói riêng thông điệp riêng, vậy nên muốn truyền tải thông điệp nào đấy, việc lựa chọn màu sắc thông minh cũng sẽ hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp bạn truyền tải thông điệp đó.
Dưới đây là những màu sắc được sử dụng phổ biến:
- Màu đỏ: Có đến 30% thương hiệu sử dụng màu đỏ để thể hiện sự nhiệt huyết, áp đảo (An Gia Group, Coca Cola, Virgin,..)
- Màu xanh lá: Là màu đại diện cho môi trường, sự phát triển (Đất Xanh Group, Hưng Thịnh Corporation…)
- Màu xanh dương: Đại diện cho sự tin cậy, hòa bình, kết nối được nhiều mạng xã hội sử dụng như Facebook, Twitter, Wework,…
- Màu vàng: Màu của sự sung túc, đủ đầy, vui vẻ thường được sử dụng cho các thương hiệu đồ ăn, sản phẩm gia đình ( MCDonalds, IKEA,…)
Cách 5: Thực hiện chiến lược marketing giúp nhận diện thương hiệu
Để hình ảnh thương hiệu được tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần có những chiến lược truyền thông riêng cho thương hiệu như:
- Thực hiện chiến lược truyền thông online như: mạng xã hội, báo điện tử, trang tin điện tử,..
- Xây dựng website để quảng bá sản phẩm vừa đầu tư nền tảng SEO để tối ưu kết quả tìm kiếm
- Tổ chức các sự kiện, xây dựng hoạt động viral, sử dụng influencer để quảng bá thương hiệu
- Thực hiện các chiến lược marketing nhằm bán hàng kết hợp các chương trình khuyến mãi,…nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
Thực hiện chiến lược marketing để đưa nhận diện thương hiệu đến với khách hàng mục tiêu nhanh hơn
Cách 6: cập nhật những thay đổi thương hiệu để phù hợp
Trong thời gian phát triển doanh nghiệp, sự thay đổi chiến lược, mục tiêu kinh doanh hoặc cần có những bước thay đổi tạo nên tính cạnh tranh hơn trên thị trường,…khi đó, doanh nghiệp cần có những bước “chuyển mình” trong nhận diện thương hiệu. Thế nên, những thay đổi ấy cần được thông báo chính thức đối với khách hàng trên mọi phương tiện truyền thông khách hàng thường xuyên tiếp xúc.
Xây dựng nhận diện thương hiệu là một chiến lược lâu dài và xuyên suốt sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy nên tuỳ vào từng giai đoạn, tình hình phát triển của doanh nghiệp, marketer nên có những cách phù hợp cho chiến lược marketing nhận diện thương hiệu. Hi vọng rằng, với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu tại doanh nghiệp.