Landing Page là phần rất quan trọng, không thể thiếu của bất kỳ dự án Bất Động Sản nào, là công cụ giúp tạo nên những khách hàng tiềm năng. Bạn chỉ có khoảng 8 giây để tạo ấn tượng với họ và tăng tỷ lệ chuyển đổi về cho mình. Trên cơ bản, Landing page như “con dao hai lưỡi”, nó có thể hỗ trợ hoặc phá hỏng công việc của bạn chỉ trong tích tắc vài giây.
Ngày nay, với sự hỗ trợ từ nhiều công cụ trên Internet, dù không biết Code thì vẫn dễ dàng tạo một Landing Page, tuy nhiên để có được kết quả chuyển đổi như ý muốn thì lại là một nút thắt mà mọi Marketer phải gỡ ra. Thế nên, để tạo nên một Landing Page tốt thì bạn cần phải nhận thức được những yếu tố quan trọng, cơ bản để tránh mắc phải những sai lầm. Để ít nhất khi khách hàng không quyết định điền vào biểu mẫu thì vẫn yên tâm là không do Landing Page.
Hình thức bị phức tạp hóa (Overly Complicated)
Khi một người lần đầu vào Landing Page của bạn, họ đang ở 1 trong 2 giai đoạn của quá trình ra quyết định “xuống tiền”: Tìm Hiểu thông tin sản phẩm (Chủ đầu tư, Vị trí dự án, Thiết kế, Tiện ích, Giá bán,..) hoặc Đánh giá, so sánh sản phẩm thuộc các Landing page khác nhau.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn đầu thường khách hàng KHÔNG thích để lộ thông tin cá nhân của mình, do đó những gì Landing Page chỉ có thê cần từ khách hàng là tên và Email. Hãy bắt đầu kiên trì theo khách hàng qua những Back-link, để dẫn họ quay lại Landing Page một vài lần, chắc chắn họ sẽ “siêu lòng” mà điền Form.
Câu chữ quá trừu tượng hoặc thổi phồng quá sự thật.
Landing Page là trang đích cuối cùng để bạn dùng hết những gì mình có, thuyết phục khách hàng điền vào biểu mẫu. Sự thuyết phục không phải là nói về Chủ đầu tư tốt nhất, Tiện ích tiện nghi hiện đại nhất, mà bạn phải cung cấp dù là nội dung, video hay hình ảnh đều mang đến mục đích thỏa mãn sự tìm hiểu hoặc giải đáp những thắc mắc tiềm ẩn của họ (so sánh giá, những dự án chủ đầu tư đã làm, vị trí dự án chính xác ở đâu?,…).
Bên cạnh đó, câu từ nên được súc tích – ngắn gọn, tránh tình trạng lan man, nên sử dụng những cụm từ mang nghĩa mạnh, chắc chắn, không thổi phồng sự thật để thuyết phục khách hàng hơn.
Calls-to-action (CTA) không rõ ràng
Bạn có để ý không, đa phần các trang Landing Page đều có chung những cụm từ kêu gọi hành động như: Đăng Ký, Gửi,… Dù chỉ là chi tiết nhỏ nhưng những từ CTA có tác dụng rất mạnh đến quyết định điền Form của khách hàng. Bởi khi sử dụng những CTA mơ hồ, khách hàng sẽ không kỳ vọng giá trị họ sẽ nhận được tiếp theo, dẫn đến tình trạng không điền form.
Giá trị nhận được luôn là sợi dây liên kết vô hình giữa khách hàng hàng và thương hiệu mà đôi khi bị quên mất đi trong Digital. CTA càng ngắn gọn, rõ ràng, liên kết với nội dung thì hiệu quả càng cao.
Munkas có một số gợi ý CTA:
- Gửi báo giá
- Gửi báo giá vào email tôi
- Giữ chỗ ngay
- …
Thông điệp quảng cáo không trùng khớp với Landing Page
Để tối ưu Landing Page một cách tốt nhất, bạn cần phải nghiên cứu xem khách hàng biết đến Landing Page từ đâu: Họ biết đến thông qua phương tiện nào? Tìm kiếm qua công cụ nào? Hay biết đến vì bị “quyến rũ” bởi một mẩu quảng cáo (Pay-Per-Click: PPC).
Nếu Landing Page của bạn đang được xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm nhờ vào SEO từ khóa phổ biến thì có thể phần lớn Traffic đến từ Google hoặc công cụ tìm kiếm nào đó.
Một trong những lối làm quen thuộc của người làm Digital Marketing là sử dụng thông điêp giật tít với phương pháp PPC để khách hàng vào Landing Page, Nhận báo giá hoặc đặt hẹn Tư Vấn, và để biết được cách thức này có hiệu quả hay đang “nhấn chìm” tỷ lệ chuyển đổi hãy đo lường bằng Tỷ lệ thoát. Vì vậy hãy luôn nhớ, thông điệp thể hiện với khách hàng như thế nào thì Landing Page cũng phải tương ứng như thế.
Thiết kế quá phức tạp hoặc quá cơ bản
Khi khách hàng vào Landing Page, việc đầu tiên họ làm là lướt sơ xem nội dung trong đó thế nào. Đặc biệt, rất ít khi chịu dừng lại để đọc một văn bản trừ khi có hình ảnh thu hút sự chú ý của họ, bởi trong thế giới công nghệ, việc đọc dần trở nên “lười”. Khách hàng chỉ cần biết ngay dự án này là gì, và có điểm gì nổi bật. Khách hàng sẽ không thể nhìn ra điều cần biết nếu phông chữ quá nhỏ hoặc quá to, màu sắc quá sáng hoặc quá tối, định dạng tối mắt, màu nền và chữ trùng nhau.
Vì vậy, bạn nên sắp xếp bố cục (hình ảnh, câu chữ) theo một trình tự mà khách hàng muốn xem, điều này phụ thuộc vào việc bạn nghiên cứu Mindset của khách hàng như thế nào. Tiếp theo là màu sắc, form chữ sao cho phù hợp với định vị sản phẩm (cao cấp hay trung bình). Hãy luôn ghi nhớ K.I.S (Keep It Simple), đơn giản nhưng chất.
Hãy ra soát lại các trang Landing Page của bạn có bị vướng phải những lỗi cơ bản trên không. Nếu có hãy thay đổi từ từ để nhận biết chính xác điều gì ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi và hãy nhớ luôn theo dõi các chỉ số đo lường truy cập và hành động trên trang của bạn. Và đừng quên theo dõi Munkas để luôn cập nhật những thông tin bổ ích nhé.