Tính cách thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến khách hàng. Nhận diện và thấu hiểu các hành vi mua hàng của các thế hệ, các đối tượng khách hàng chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút và chuyển đổi mua hàng thành công. Ngay sau đây, hãy cùng Munkas Creative Agency tìm hiểu về 12 Tính Cách Thương Hiệu & Sự Lựa Chọn Của Các Cá Nhân Hoạt Động Trong Thị Trường Marketing Hiện Đại.
Thị Trường Marketing Hiện Đại: Vai Trò Của 3 Thế Hệ Gen X – Y – Z
Thị trường marketing hiện đại đang cho thấy sự tổng hòa của các yếu tố đa nhiệm. Bởi lẽ, hiện nay các tệp người dùng được phân bố trên nhiều lứa tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Cho nên, yếu tố của 3 thế hệ Hệ Gen X – Y – Z cũng là một đặc điểm được rất nhiều cá nhân làm việc trong lĩnh vực marketing (marketer) quan tâm.
Bức Tranh Tổng Quan Về Các Thế Hệ Người Tiêu Dùng
Xu thế thời đại hay sự phân biệt có chủ đích?
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội loài người, quan niệm về các thế hệ đang được phát triển và có những đổi thay nhất định. Trước đây, người ta quan niệm về các thế hệ chỉ theo độ tuổi và coi sự khác biệt giữa các thế hệ là sự khác biệt về kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, xã hội học hiện đại coi sự khác biệt giữa các thế hệ còn dựa trên các thông tin nền tảng về nhân khẩu học, văn hóa và lịch sử.
Chính những sự khác biệt đó tác động một phần không nhỏ đến cách mà từng thế hệ khác nhau tiếp nhận, chọn lọc và xử lý thông tin. Và tại mỗi quốc gia, châu lục khác nhau cũng sẽ có những cách tiếp cận khác nhau trong việc xác định khoảng cách giữa các thế hệ. Các nghiên cứu khác nhau của các nhà xã hội học cũng không đưa ra được một tiêu chuẩn thống nhất về vấn đề này.
7 thế hệ hiện đại của xã hội loài người
Theo Michael T. Robinson (Founder and Career Coach), các thế hệ người tiêu dùng có thể chia thành 7 nhóm thế hệ chính yếu như sau:
- Greatest: Sinh năm 1910 đến 1924 (76 – 90 tuổi)
- Silent: Sinh năm 1925 đến 1945 (65 – 77 tuổi)
- Bay boomers: Sinh năm 1946 đến 1964 (47 – 66 tuổi)
- Thế hệ X: Sinh năm 1965 đến 1979 (40 – 46 tuổi)
- Thế hệ Y: Sinh năm 1980 đến 1994 (26 – 40 tuổi)
- Gen Z: Sinh năm 1995 đến 2012 (9 – 25 tuổi)
- Gen Alpha: Sinh năm 2013 đến 2025 (từ 8 tuổi trở về sau)
Tuy nhiên, cách phân chia này là của một nhà xã hội học phương Tây. Do đó, nó chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện văn hóa – xã hội và lịch sử của phương Tây. Ở các nước phía Đông như Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, sự phân chia này có thể có sự khác biệt. Nói cách khác, sự phân chia thế hệ mang tính địa lý và lịch sử.
Ở Việt Nam, cách phần chia thế hệ tương đối đơn giản. Người ta có các cách gọi quen thuộc quen miệng như: 7x, 8x, 9x và gần nhất là 10x cho những người sinh vào những năm 70, 80, 90, 2000. Cách phân chia này có sự giống nhau tương đối khi so sánh với cách phân chia của Michael T. Robinson. Với sự hội nhập văn hóa, cách sử dụng thế hệ gen X, Y, Z cũng đang dần được chấp nhận bởi đông đảo quần chúng.
Ý Nghĩa Của Việc Phân Chia Thế Hệ Trong Chiến Lược Marketing Là Gì?
Marketing theo Thế Hệ (Generation Marketing)
Thời đại hiện nay, hệ thống Internet toàn cầu đang phát triển mạnh. Cùng với đó, sự ra đời của các kênh truyền thông trên các mạng xã hội và xu hướng thương mại điện tử nở rộ như nấm mọc sau mưa. Các nhà kinh doanh đang cố gắng tận dụng triệt để những công cụ này để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hệ quả tất yếu, chỉ ai am hiểu người tiêu dùng, tận dụng công nghệ và có chiến lược marketing tối ưu mới có thể giành được chiến thắng trong cuộc đua này.
Do đó, Marketing theo Thế Hệ (Generation Marketing) ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn bởi các doanh nghiệp. Generation Marketing là cơ sở vững chắc để người kinh doanh phân phối kịp thời những giá trị đến với những khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, giúp tác động đến tiến trình mua sắm của khách hàng nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể doanh nghiệp đề ra.
Cơ sở của Marketing theo Thế Hệ là nhận định cho rằng: “Những người tiêu dùng “có cùng nhóm tuổi” sẽ có hành vi mua hàng tương đồng với nhau. Những đặc điểm về hành vi này đôi khi có thể là độc nhất mà các thế hệ khác không có xu hướng tương tự. Việc nghiên cứu kỹ hành vi của các nhóm người dùng này là một trong những mục tiêu nghiên cứu hàng đầu của các doanh nghiệp”.
*Tham Khảo: Munkas Agency: Làm Thế Nào Để Hiểu Đúng Về Thuật Ngữ “Marketer”?
Ý nghĩa của việc phân chia thế hệ trong chiến lược marketing
Ví dụ, những người tiêu dùng lớn tuổi thường thích mua sắm trực tiếp, tìm hiểu rõ ràng và trung thành với những thương hiệu quen thuộc. Trong khi đó, những người tiêu dùng trẻ tuổi thường ưu tiên mua sắm online, quét mã thanh toán qua smartphone. Tận dụng điều này, doanh nghiệp cần có chiến dịch marketing phù hợp với mỗi đối tượng khác nhau.
Do đó, khi giới thiệu, cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ cho một đối tượng khách hàng A, các doanh nghiệp cần xác định các thông tin sau:
- A thuộc thế hệ người tiêu dùng nào?
- A có đặc điểm gì nổi bật?
- A có thói quen, sở thích và hành vi mua sắm như thế nào?
Câu chuyện “Đi Để Trở Về” của thương hiệu Biti’s Hunter
Chỉ khi đã hiểu rõ về người tiêu dùng tương lai của mình, các doanh nghiệp mới có thể xây dựng chiến lược marketing, kinh doanh hướng tới người tiêu dùng sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Nếu không ưu tiên nghiên cứu và hiểu về người tiêu dùng của mình, sản phẩm của doanh nghiệp/ thương hiệu cũng sẽ không được khách hàng ưu tiên chọn lựa.
Một trong những ví dụ điển hình cho chiến dịch Marketing thành công vang dội nhờ chính phục thế hệ người tiêu dùng là Biti’s Hunter. Chúng ta có lẽ không còn xa lạ với nhiều người với triết lý “ăn chắc, mặc bền”. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này khiến cho khách hàng trẻ cảm thấy sản phẩm lỗi thời, không tạo ra được nhiều điều mới mẻ cho thương hiệu.
Tuy nhiên, Biti’s đã có một cuộc thoát xác ngoạn mục, giúp chinh phục thành công thế hệ millennials và Gen Z. Họ đã tung ra mẫu Sneaker hiện đại xuất hiện trong video ca nhạc (MV) “Vang bóng một thời” của Sơn Tùng M-TP. Cùng với đó là câu slogan kinh điển “Biti’s nâng niu bàn chân Việt” đánh vào niềm tự hào dân tộc của thế hệ gen Z. Chiến lược này đã chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.
Thói Quen Của Các Thế Hệ Người Tiêu Dùng
Nhìn chung, tùy từng thế hệ người dùng sẽ có những thói quen mua sắm khác nhau như:
Gen X (1965 – 1979)
Tính đến năm 2022 thì thế hệ này là những người nằm trong độ tuổi từ 43 đến 57. Gen X là thế hệ có nhiều kinh nghiệm sống. Tuy nhiên họ sẽ có nhiều gánh nặng về gia đình, con cái cũng như sự nghiệp. Song, Gen X lại có công việc ổn định hơn so với các thế hệ khác, đặc biệt là thu nhập cao. Đây là những người sẽ có hoạch định tài chính rõ ràng, đầu tư thông minh và tiêu dùng tiết kiệm. Cho nên họ sẽ có hành vi tiêu dùng chủ yếu vào:
- Bất động sản, đồ nội thất, xe hơi, …;
- Trung thành với thương hiệu;
- Họ có hứng thú với quảng cáo nội dung hấp dẫn, có tính giải trí cao;
- Không có thời gian để xem những quảng cáo dài mà cần những lý luận mang tính thuyết phục hay khơi dậy niềm tự hào.
Gen Y (1980 – 1994)
Gen Y hay còn được gọi ở Millennials là thế hệ nằm trong độ tuổi từ 27 đến 41. Đấy cũng là một độ tuổi được khá nhiều thương hiệu nhắm mục tiêu tới. những người từ 26 đến 40 tuổi.
Nhóm Millennials này là thế hệ đầu tiên tiếp xúc với Internet, lớn lên trong sự phát triển của khoa học. Do đó, họ khá nhạy bén với công nghệ cũng như các nền tảng xã hội khác như: Facebook, Instagram, Tik Tok, … cũng như hiểu biết về các sàn thương mại điện tử. Nhóm Gen Y hiện nay cũng đang là lực lượng lao động chính của xã hội hiện đại.
Cho nên, họ có ý thức về sức khỏe, cân bằng cuộc sống và tìm đến nhiều hơn các phương pháp tạo cảm hứng, tạo động lực cuộc sống. Từ đó, có thể định hình ra đối tượng Gen Y sẽ có những điểm điểm như sau:
- Thế hệ này ưu tiên mua sắm chủ yếu qua các trang mạng xã hội;
- Trung thành với thương hiệu và cần sự thấu hiểu, đồng cảm của thương hiệu;
- Khi mua hàng sẽ tìm hiểu kỹ về chất lượng thay vì những sự hào nhoáng bên ngoài;
- Xu hướng mua hàng chủ yếu dùng tiền mặt.
*Tham Khảo: CPM & CPC: Hai Chỉ Số Quan Trọng Trong Quảng Cáo Của Chiến Lược Xây Dựng Thương Hiệu
Gen Z (1995 – 2012)
Gen Z là nhóm thế hệ người tiêu dùng đang ở trong độ tuổi 10 đến 26. Đây là lực lượng tiêu dùng trẻ tuổi và hùng hậu trong tương lai. Tuy nhiên, thế hệ Z lại có nhiều sự “bí ẩn” đòi hỏi các nhà tiếp thị – quảng cáo (marketer) cần phải thật tinh tế để nhận ra điểm độc lạ trong tính cách của họ. Thế hệ Z sẽ có những đặc điểm tiêu dùng tập trung như sau:
- Sử dụng công nghệ ngay khi còn nhỏ, chủ yếu thích ở nhà và quan tâm đến hoạt động mạng xã hội;
- Trẻ trung, cá tính và rất thích thể hiện bản thân. Thế hệ này cũng tạo nên các trào lưu bùng nổ trên mạng xã hội;
- Tỷ lệ trung thành với thương hiệu chỉ chiếm 41% và sẵn sàng thử nghiệm các dạng sản phẩm khác hoặc các nền văn hóa khác;
- Có sự phóng khoáng, chịu chi trong việc mua sắm;
- Mua sắm chủ yếu bằng thẻ.
Tóm lại, thế hệ Z có nhiều điểm khác biệt trong hành vi, đặc điểm và sở thích. Do đó, doanh nghiệp hoặc thương hiệu muốn chiếm lấy tình yêu của thế hệ này thì cần phải có sự sáng tạo, đổi mới trong hình thức tiếp thị của mình.
*Tham Khảo: Làm Sao Để Xây Dựng Chiến Lược Thương Hiệu Trên Nền Tảng Dữ Liệu Khách Hàng Như Spotify?
12 Chòm Sao – 12 Tính Cách Thương Hiệu – 12 Bước Khởi Nguyên Tiếp Cận Thị Trường
Như đã nói, việc xác định tính cách, hành vi mua hàng của người dùng được xem là một điểm mấu chốt làm nên thành công của các chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh việc khoanh vùng các thế hệ người dùng, các nhà quảng cáo cũng cần phải xác định rõ tính cách thương hiệu. Trong đó, 12 Chòm Sao – 12 Tính Cách Thương Hiệu chính là bước khởi nguyên tiếp cận thị trường.
12 chòm sao ở đây có thể hiểu là việc phân chia khách hàng theo tính cách của các cung hoàng đạo. Đối với mỗi cung hoàng đạo, hành vi người dùng sẽ cực kỳ khác nhau. Do mỗi cung là sở hữu cho mình mỗi dạng đặc điểm, xu hướng và tính cách hoàn toàn khác biệt.
Hiểu được điều đó, các thương hiệu/ doanh nghiệp nên phân bổ chiến dịch quảng bá của mình sao cho phù hợp với từng đối tượng người dùng. Việc tìm ra những đặc trưng riêng của các nhóm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp/ thương hiệu dễ dàng tiếp cận thị trường hơn. Ngoài ra, việc để ý thức về đặc điểm khách hàng sẽ khiến cho doanh nghiệp thể hiện sự tôn trọng sâu sắc dành cho các “thượng đế” của mình.
*Đọc Thêm: Tâm Lý Học Màu Sắc Đóng Vai Trò Quan Trọng Thế Nào Trong Tiếp Thị Quảng Cáo?
12 Tính Cách Thương Hiệu & Sự Lựa Chọn Của Các Thế Hệ Hoạt Động Trong Thị Trường Marketing Hiện Đại
Marketing Hiện Đại Đòi Hỏi Gì?
Trong lĩnh vực marketing đòi hỏi tư duy và sự sáng tạo. Cho nên, sẽ không có chỗ cho những khuôn khổ thô cứng, rập khuôn. Marketing cần thiết phải có sự đột phá trong các chiến dịch của mình để tạo nên chất riêng, độc lạ của thương hiệu. Do đó, 12 tính cách thương hiệu đối với mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực marketing hiện đại sẽ có cho mình những sự lựa chọn riêng.
Việc xây dựng tính cách thương hiệu (brand personality) không quá hiếm gặp trong hoạt động truyền thông kỹ thuật số ngày nay. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp hay thương hiệu sẵn sàng đổ rất nhiều tiền của nhằm tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình. Và giá trị thương hiệu cũng chính là đòn bẩy giúp nâng tầm giá trị sản phẩm của một doanh nghiệp/ thương hiệu.
Burberry – Khi Giá Trị Thương Hiệu Định Hình Doanh Nghiệp
Nếu muốn hiểu rõ về bản sắc doanh nghiệp, bạn đọc có thể tìm tới thương hiệu đồ xa xỉ nổi tiếng Burberry. Đây là một thương hiệu sở hữu cho mình rất nhiều những mặt hàng đắt đỏ. Tuy nhiên, những mặt hàng thời trang có giá hàng ngàn đô – la Mỹ (USD), những đồng hồ hàng hiệu giá cao cấp, … Đều có thể bị tiêu hủy, đốt bỏ nếu chúng tồn kho.
Burberry khẳng định rằng biện pháp này là cần thiết để bảo vệ giá trị thương hiệu. Đồng thời nói không với việc bán rẻ nhằm hạ giá các sản phẩm của mình. Có thể nói, điểm mấu chốt ở đây là các nhà quảng cáo phải làm sao cho thương hiệu mang được bản sắc của doanh nghiệp. Đồng thời, các chiến dịch của doanh nghiệp/ thương hiệu phải trở nên thực sự thu hút, sáng tạo. Ngoài ra cũng cần dựa trên các đặc tính của tính cách thương hiệu nhằm đỊnh hình xu hướng quảng cáo cho doanh nghiệp hoặc quá trình truyền thông thương hiệu.
12 Tính Cách Thương Hiệu & Sự Lựa Chọn Của Các Thế Hệ Hoạt Động Trong Thị Trường Marketing Hiện Đại là một yếu tố đáng để các cá nhân công tác trong ba góc độ marketing tổng thể, truyền thông thương hiệu và tiếp thị – quảng cáo dành sự quan tâm một nghiêm túc. Hy vọng rằng, với những chia sẻ kể trên của Munkas Creative Agency đã giúp bạn đọc có được những thông tin mới mẻ, hữu ích trong quá trình làm quảng cáo của mình.
*Đọc Tiếp: Sứ Mệnh Của 12 Tính Cách Thương Hiệu Trong Marketing Hiện Đại
Munkas Creative Agency