
Môi giới bất động sản đang quá tải, trong khi nguồn nhân lực bất động sản “thực thụ” chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu của doanh nghiệp, và thiếu am hiểu về ngành. Đó là một nghịch lý đang tồn tại hiện nay.
Ngành BĐS “khát” nhân lực
Hơn 10 năm trở lại đây, kinh doanh bất động sản (BĐS) là một nghề hấp dẫn, thu hút đông đảo lực lượng lao động. Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), hiện cả nước chỉ có 20 cơ sở đào tạo trình độ đại học ngành BĐS, trong đó có 10 cơ sở đào tạo ngành quản lý đất đai, xây dựng, kiến trúc là ngành tương đối gần với ngành BĐS. Tổng chỉ tiêu đào tạo và tuyển sinh trung bình là 100 sinh viên/khóa/năm. Tức hiện nay, mỗi năm, ngành BĐS được cung ứng khoảng 2.000 nhân sự.
Trong khi thực tế, có hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành BĐS, độ chênh quá lớn giữa đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực với nhu cầu thực tế đang là bất cập, trở ngại cho sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường BĐS.
Theo dự báo của Vietnam Finance và Trung tâm quốc gia về dịch vụ việc làm, ngành BĐS tại Việt Nam có thể đạt đến giá trị 1.250 nghìn tỷ đồng với 7,3 triệu việc làm năm 2025.
Tuy nhiên, số lượng và chất lượng đáp ứng thực tế còn khá ít. Nhân sự ngành BĐS đang được đào tạo tự phát, không có sự xâu chuỗi, bài bản, thiếu kiến thức pháp luật – xã hội, nhiều trường hợp môi giới tâng bốc sản phẩm quá nhiều. Cần hiểu rõ quy trình kinh doanh sản phẩm BĐS, am hiểu thị trường tác động đến sản phẩm và khách hàng ra sao; thấu hiểu vai trò và vị trí của BĐS trong nền kinh tế, quan hệ của nó với các ngành khác như thế nào mới nên triển khai hoạt động.
Cần đào tạo bài bản cả lý thuyết và “thực chiến”
Ngành BĐS đào thải rất nhanh, có những nhân sự bước vào nghề nhưng không trụ lại được với hướng đi BĐS chuyên nghiệp mà phần lớn lựa chọn những phân khúc dễ dàng gia nhập nhưng chưa thật sự am hiểu về ngành nên rất dễ bị đào thải.
Ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và đào tạo BĐS, đề nghị việc đào tạo nhân lực BĐS cần bao gồm cả lý thuyết và “thực chiến”. Điều này sẽ góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho XH, thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế -XH cho quốc gia.
Thực tế, sinh viên học ngành Bất động sản có thể trở thành những nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản chuyên nghiệp, nhà hoạch định chính sách kinh tế bất động sản, nhà quản lý bất động sản, chuyên viên trong lĩnh vực tài chính, định giá, môi giới bất động sản. nhà tư vấn truyền thông bất động sản…
Làm thế nào để sinh viên học ngành bất động sản có được sân chơi “thực chiến” chuẩn bị hành trang trước khi chính thức bước vào môi trường doanh nghiệp, Munkas Agency – Đơn vị tư vấn chiến lược và thực thi truyền thông Bất Động Sản hàng đầu đang có kế hoạch phối hợp cùng các đơn vị đào tạo và một số chuyên gia đến từ doanh nghiệp BĐS tổ chức nhiều hoạt động sự kiện giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành nghề, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng tương lai cho chị trường BĐS đang có dấu hiệu hồi phục trở lại sau thời gian biến động.